Sò Tượng Hấp Gừng | Công Thức Chế Biến Sò Tượng Nhanh Gọn Nhất
Tạm quên đi những món nướng đậm đà, nhiều gia vị. Trong bài viết này, Haisan.online sẽ cùng bạn vào bếp và thực hành công thức sò tượng hấp gừng thơm ngon khó cưỡng.
Nguyên liệu cho món sò tượng hấp gừng
Sò tai tượng hấp gừng không chỉ là công thức chế biến đơn giản, nhanh gọn nhất. Mà còn là cách chế biến giữ được gần như 100% chất dinh dưỡng của sinh vật này. Cùng đi chợ mua nguyên liệu sò tượng hấp gừng cùng Haisan.online nhé!
Chuẩn bị nguyên liệu
- Sò tai tượng: 2 con
- Gừng: 3 củ
- Chanh: 1 quả
- Ớt: 2 quả
- Tỏi: 1 củ
- Sả: 1 cây
- Lá chanh: 3 lá
- Gia vị: mắm, đường
Xem thêm: Sò Tai Tượng Nấu Súp | Món Ăn Dinh Dưỡng Ngon Tuyệt Cho Cả Gia Đình
Sơ chế nguyên liệu
Bước đầu tiên, chúng ta sẽ cùng vào bếp để sơ chế nguyên liệu chính – sò tai tượng. Bạn sử dùng dao nhọn, rạch phần màng áo giữa hai vỏ sò. Công đoạn này tốn khá nhiều thời gian, vì cấu trúc vỏ sò vốn uốn lượn thành nhiều nếp gấp. Sau khi rạch hết một đường, bạn dùng sức tách rời 2 lớp vỏ.
Bước tiếp theo, bạn tiến hành loại bỏ nội tạng sò và chỉ giữ lại thịt sò có màu nâu đen. Sau đó, bạn rửa sạch thịt dưới vòi đến khi hết nhớt. Có thể kết hợp rửa với muối trắng hoặc chanh để công đoạn này được tối ưu nhất. Khi thịt sò đã sạch, bạn để ráo nước và cắt miếng vừa ăn.
Đối với các loại rau gia vị, bạn nhặt bỏ hết vỏ già, sau đó cũng rửa sạch và để ráo. 1/2 số gừng đã chuẩn bị cần được thái lát. Nửa còn lại băm nhỏ để làm nước chấm. Chanh vắt lấy nước cốt, bỏ đi hạt. Sả, ớt, tỏi băm nhỏ. Lá chanh thái con chì.
Quy trình chế biến sò tượng hấp gừng
Bước 1: Hấp sò tai tượng
Sò tai tượng sau khi được sơ chế sạch sẽ, và cắt thái thành miếng vừa ăn sẽ được đặt trở lại vỏ. Thêm vào đó vài lát gừng thái lát. Tiếp theo, bạn đặt sò tượng lên vỉ hấp đã được chuẩn bị sẵn. Hấp sò với nước sôi từ 8-10 phút. Khi thấy thịt sò chuyển màu trắng trong như thịt mực là lúc sò tượng chín.
Bước 2: Làm nước chấm chua ngọt
Vốn dĩ các món hấp đều giữ vị nguyên bản của thực phẩm. Vì vậy, bạn cần làm thêm một bát nước mắm chua ngọt để tăng thêm hương vị cho món ăn. Làm nước chấm hải sản rất đơn giản, bạn chỉ cần theo đúng công thức sau đây: 1 muỗng nước mắm, 1 muỗng nước cốt chanh, 1 muỗng đường, 4 muỗng nước lọc, và gừng, tỏi, ớt, sả, lá chanh.
Bên cạnh nước mắm chua ngọt, Haisan.online sẽ giới thiệu thêm đến bạn công thức nước chấm hải sản có sữa đặc. Bạn sử dụng cối để giã nhuyễn ớt xanh (hoặc ớt đỏ), tỏi, lá chanh, 1/2 thìa muối. Sau đó thêm 2 muỗng nước cốt chanh và 1 muỗng sữa đặc, khuấy đều cho tan.
Ngoài 2 công thức phía trên, bạn có thể sử dụng nhiều loại nước chấm khác như muối tiêu chanh, mù tạt xanh, muối ớt xanh,… Miễn sao phù hợp với khẩu vị và sở thích của gia đình.
Bước 3: Trình bày và thưởng thức
Sau khi sò tượng được hấp chín, bạn sắp xếp lên đĩa, trang trí thêm rau thơm tùy ý. Thịt sò tượng hấp giữ được vị ngọt nguyên bản. Khi ăn cảm nhận rõ được sự giòn thơm, thêm chút cay cay, nóng ấm đến từ gừng tươi. Kết hợp cùng bát nước chấm đủ chua, cay, mặn, ngọt thì “nhức nách”.
Một số lưu ý khi ăn sò tai tượng
Đầu tiên, bạn cần đảm bảo đã sơ chế sò tượng sạch sẽ trước khi chế biến. Bên cạnh đó, sò cũng cần được nấu chín trước khi đưa đến mâm cơm. Lí do là vì thịt hải sản nói chung thường chứa rất nhiều kí sinh trùng và vi khuẩn gây bệnh. Một số bệnh phổ biến khi ăn hải sản có thể kể đến như tả, kiết lỵ, giun sán, viêm gan B,…
Phụ nữ đang mang thai, mẹ bỉm sau sinh là hai trong nhiều trường hợp được cảnh báo hạn chế tiêu thụ sò tai tượng. Vì sinh vật này chứa lượng retinol cao. Đây là hoạt chất có thể dẫn đến nhiều bệnh về dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, trẻ em dưới 3 tuổi cũng nên hạn chế ăn sò để tránh ngộ độc do hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh.
Bên cạnh đó, sau khi ăn sò tượng hay nhiều loại hải sản nhiều đạm trắng nói chung. Bạn nên tránh tiêu thụ thêm thực phẩm giàu vitamin C như cam, ổi, bưởi, ớt chuông,… Vì những dưỡng chất này khi kết hợp sẽ gây ra chứng đầy hơi, khó tiêu, ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.
Cuối cùng, việc có một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp bạn có sức khỏe tốt nhất. Do đó, đừng vì sò tai tượng chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi mà lạm dụng loại thực phẩm này trong bữa ăn. Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, mỗi tuần một người trưởng thành chỉ cần nạp 35-40g sò tai tượng.
Trên đây là công thức chế biến sò tượng hấp gừng vừa thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng lại vô cùng nhanh – gọn – lẹ ngay tại nhà. Cảm ơn bạn đọc đã dành thời gian theo dõi bài viết trên Haisan.online. Hẹn gặp lại bạn cùng nhiều công thức chế biến hải sản thú vị tiếp theo!
Nguồn tham khảo
- Điện Máy Xanh. [2022]. 2 cách làm nước mắm chua ngọt, vừa ngon vừa bảo quản được lâu. [online]. dienmayxanh.com. Có tại: https://www.bachhoaxanh.com/kinh-nghiem-hay/cach-lam-nuoc-mam-ot-toi-ngon-chuan-939265 [Truy cập ngày 24/11/2022]
- Vietnamnet. [2020]. Cách sơ chế sò tai tượng quý hiểm ở Nhật Bản. [online]. vietnamnet.vn. Có tại: https://vietnamnet.vn/cach-so-che-so-tai-tuong-quy-hiem-o-nhat-ban-616851.html [Truy cập ngày 24/11/2022]
- Siêu Thị Cá Tươi. [2020]. Sò tai tượng tươi sống. [online]. sieuthicatuoi.com. Có tại: https://sieuthicatuoi.com/so-tai-tuong-tuoi-song-1281-4-2-product.html [Truy cập ngày 24/11/2022]
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!