Tác Dụng Của Tôm Biển Là Gì? Bật Mí Điều Có Thể Bạn Chưa Biết
Tôm biển vốn là loại hải sản chứa nhiều giá trị dinh dưỡng. Đó cũng là lý do vì sao nhiều người lựa chọn tôm biển là món ăn hàng ngày. Bài viết này hôm nay, Haisan.online sẽ giới thiệu đến bạn những tác dụng của tôm biển, kèm theo đó là những tác hại đi kèm nên biết.
9 tác dụng của tôm biển đối với sức khỏe người
1. Giúp giảm cân hiệu quả với những người có chế độ ăn kiêng
Trong tôm có cung cấp nhiều chất protein và vitamin D, và không có chứa thêm cacbonhydrat. Nếu bạn không có thời gian để tắm nắng buổi sáng hay không biết các loại thực phẩm vừa đảm bảo sức khỏe vừa có thể giảm cân tốt thì tôm biển là loại hải sản đảm bảo các tiêu chí ngon – bổ – uy tín. (wikipedia, 2020)
Hơn thế nữa, tôm biển cũng mang đến cho cơ thể quý khách hàm lượng i-ốt cao nhất là tôm hùm, làm giảm bớt nhiều những năng lượng bị tiêu hao do làm việc quá sức, sinh hoạt không đúng giờ giấc,…Việc bổ sung thêm chất i-ốt sẽ khiến cho bạn giảm cân tốt nhất hoặc đơn giản là không tăng cân.
2. Tác dụng của tôm biển – chống oxy hóa
Vấn đề về lão hóa da luôn nhận được sự quan tâm của phần lớn các chị em phụ nữ. Ngoài việc chăm sóc bằng các loại mỹ phẩm, thì chế độ ăn uống cũng không kém phần quan trọng. Và ăn tôm vẫn là một lựa chọn ưu việt cho bữa cơm, dễ kiếm, dễ chế biến, nhiều công dụng.
Thành phần chính cấu thành nên tôm biển có chứa nhiều carotenoid, hay còn được gọi là astasankin. Đây là chất chống lão hóa mạnh do tác động của tia UV lên da người. Với những vế đốm, rám nắng, nếp nhăm trên da; bạn hoàn toàn có thể cải thiện bằng việc bổ sung thêm hàm lượng carotenoid, để giúp cho làm da khỏe mạnh, tươi trẻ như tuổi đôi mươi.
4. Ngăn ngừa các bệnh lí về tim mạch
Bên cạnh đó, tôm biển cũng ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Trong tôm chứa nhiều protein, ít chất béo và giàu cholesteron. Các thành phần chính có trong tôm biển giúp làm tăng nồng độ cholesteron tốt HDL và chỉ chứ phần trăm rất nhỏ cholesteron LDL xấu. Bởi vậy, nên khi lựa chọn tôm sú biển, bạn có thể hoàn toàn an tâm về lượng cholesterol nạp vào cơ thể.
Tôm biển cũng có chứa enzym tiêu sợi huyết có chức năng phá vỡ những cụ máu đông nguy hiểm và điều trị tan huyết khối. Do đó, các mạch máu tại tim và đi tới các cơ quan khác được lưu thông. Hơn nữa, hàm lượng axit béo omega-3 trong tôm biển cũng giúp loại bỏ những độc tố của cơ thể, giảm thiểu tình trạng đau tim hay đột quỵ.
5. Tác dụng của tôm biển giúp phòng chống các bệnh về xương
Chất dinh dưỡng của tôm biển góp phần quan trọng đến sự phát triển của xương, khớp. Đó là lí do tại sao hải sản nhất là tôm sắt thường được dùng làm thực phẩm cho người già, thậm chí là những người ở độ tuổi tiền mãn kinh. Và tôm biển luôn được các chuyên gia đánh giá cao về hàm lượng canxi trong nó.
Theo con số thống kê thì một con tôm tươi sẽ chứa khoảng 52 mg canxi, 37 mg magie và 152 IU vitamin D. Đặc biệt, tôm biển chứa estrogen có khả năng chống loãng xương, bảo vệ xương chắc khỏe với phụ nữ trên 50 tuổi. Việc bổ sung canxi, estrogen hay magie từ tôm biển sẽ giúp bạn khỏe mạnh hơn, đi lại tốt hơn.
6. Bảo vệ mắt
Trong tôm biển sẽ có đầy đủ các thành phần như: lutein, meso-Zeaxanthin, β-carotene, vitamins C, vitamin E và axit béo omega…Vậy nên, khi bạn ăn 100g tôm biển, bạn sẽ nạp vào cơ thể 540 mg axit béo omega-3, 54 mcg retinol, 1,1 mg vitamin E và 2 mg vitamin C. Với hàm lượng dinh dưỡng mang lại bảo vệ cho đôi mắt bạn luôn khỏe.
Với rất nhiều những hợp chất, thành phần dinh dưỡng nêu trên, nếu bạn sử dụng tôm biển thường xuyên, bạn sẽ có khả năng cao giảm thiểu các căn bệnh về mắt do tuổi tác, sự thoái hóa hay do những tác nhân bên ngoài. Đồng thời, bạn cũng nên tập luyện, tự tạo ra cho bản thân những kỉ luật để bảo vệ được đôi mắt của mình tốt nhất.
7. Kiểm soát bệnh tiểu đường và bệnh thận
Tiêu thụ tôm biển, sử dụng chúng trong các bữa ăn hàng ngày cũng là một gợi ý hay cho bạn làm giảm bớt các bệnh tiểu đường hay bệnh thận. Đã có rất nhiều nghiên cứu kiểm chứng độ xác thực của các thành phần trong tôm biển với các căn bệnh này. Ăn tôm biển cũng có khả năng lớn ngăn chặn các bệnh nêu trên.
Cụ thể, tôm biển chứa các enzim chống oxy hóa, giảm lượng mức malondialdehyde ở thận. Và đặc biệt, thành phần astaxanthin trong tôm đóng vai trò quan trọng giảm mức độ tác động của tình trạng mất cân bằng oxy hóa. Các loại chất này kết hợp với nhau đào thải hết những độc tố ra ngoài cơ thể để làm cho gan được khỏe hơn và cân bằng lại lượng đường trong cơ thể.
8. Giàu hợp chất chống ung thư
Tôm biển còn được ưa chuộng bởi trong nó bao gồm nhiều các hợp chất chống gây ung thư bởi nó sở hữu lượng lớn hợp chất chống oxy hóa hay chống suy nhược cơ thể…đặc biệt như tôm hùm bông. Vì vậy, nếu bạn đang tìm kiếm loại thực phầm lành mạnh cho cơ thể, giúp tăng cường đề kháng bảo vệ sức khỏe thì tôm biển là loại hải sản quen thuộc đáp ứng những yêu cầu đó.
Ngoài ra, tôm biển còn có khả năng chống chế lại các căn bệnh về ung thư máu, ung thư vú,…Đó là lí do tại sao các bác sĩ, chuyên gia khuyên nên bổ sung tôm vào trong thực đơn hàng ngày cho gia đình để giảm bớt những căn bệnh ung thư.
9. Bảo vệ sức khỏe gan
Chức năng cuối cùng của tôm biển trong bài viết này chúng tôi muốn nhắc đến đó là bảo vệ sức khỏe gan. Tôm biển có chứa thành phần astaxanthin giảm thiểu được sự tích tụ mỡ trong gan, làm ngăn ngừa quá trình proxy hóa oxy.
Như thế, tôm biển khi được chế biến và sử dụng thường xuyên sẽ khiến cho sức khỏe của bạn được bảo vệ. Tôm biển mang đến cho chúng ta nhiều những lợi ích không thể ngờ đến. Bởi vậy nên, tôm biển vẫn luôn là một trong những ưu tiên lựa chọn của các gia đình và cũng nằm trong danh sách các loại thực phẩm nên dùng của các chuyên gia dinh dưỡng hay các bác sĩ.
Tác hại của tôm biển gây ảnh hưởng đến sức khỏe
Tuy ăn tôm biển tốt, và có chứa nhiều giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, một số người hiểu sai và biến tấu việc này đi, khiến cho tôm biển tác dụng ngước lại. Để tránh các trường hợp không hay ảnh hưởng đến sức khỏe bạn hãy lưu ý những điều sau đây.
1. Ăn nhiều vỏ tôm có tốt không?
Vỏ tôm thường chứa nhiều kitin, do đó nó có độ cứng nhất định. Khi ăn vỏ tôm, nhiều người sẽ có cảm giác khó nhai, khó tiêu, không quen. Thậm chí, có nhiều trường hợp vì cố ăn vỏ tôm nên đã dẫn đến tình trạng nghẹn trong cổ họng.
Để giải thích cho câu hỏi này, các nhà ẩm thực học đã cho rằng thực chất ở vỏ tôm không có quá nhiều chất dinh dưỡng, canxi mà hầu hết chũng nằm hết ở phần thịt của tôm biển. Bởi vậy, khi ăn, tốt nhất bạn nên lột sạch vỏ vừa để chế biến dễ, vừa dễ ăn hơn. Đặc biệt với trẻ em, không nên cho ăn cả vỏ tôm bởi nó sẽ khiến cho các bạn nhỏ hóc vỏ tôm hay biếng ăn hơn.
2. Ăn nhiều tôm có tốt không?
Tôm biển là loại hải sản mang lại nhiều chất dinh dưỡng, cung cấp protein và có chức năng phòng chống các căn bệnh ưng thư, bệnh về gan…Tuy nhiên, bạn cũng không nên ăn quá nhiều tôm biển. Bởi khi ăn quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng nặng bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa. Mọi thứ chỉ tốt khi nó ở lượng vừa phải và tôm biển trong chế độ ăn của bạn cũng vậy.
Chỉ số vàng mà bạn nên ăn tôm biển đối với người lớn là 100g/ngày và trẻ em dưới 4 tuổi là 25g – 50g/ngày. Chế độ ăn này chỉ là ước tính, không phải tất cả các ngày trong tuần.
Nếu lâu ngày, bạn và gia đình mới ăn tôm biển thì hàm lượng hoàn toàn có thể cao hơn những con số kia một chút. Đồng thời, tùy vào từng độ tuổi sẽ áp dụng những thực đơn có tôm biển khác nhau, phù hợp với lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng.
3.Ăn tôm biển bị ho không?
Nhiều người khi ho chỉ uống thuốc và tránh các sản phẩm kích thích cơn ho khác như nước đá hay đậu phộng. Tuy nhiên thì tôm biển và bất cứ các loại tôm khác cũng có thể khiến cơn ho của bạn trở nên dai dẳng hơn. Đây chính là đối tượng chắc chắn nên cân nhắc xem tôm kỵ gì để đảm bảo sức khỏe.
Vì vậy, nên khi ho hay mắc các bệnh khác liên quan đến hô hấp, bạn không nên ăn tôm biển cũng như các loại hải sản khác. Việc tránh những thực phẩm này trong một thời gian sẽ khiến cho sức khỏe của bạn được cải thiện hơn. Sau đó, bạn vẫn có thể ăn tôm biển như bình thường.
4. Ăn mắt tôm giúp sáng mắt và trị đau bao tử liệu có đúng?
Quan niệm dân gian cho rằng khi ăn mắt tôm, mắt bạn sẽ sang hơn và cũng có thể trị đau bao tử. Những nhận định đó truyền tai nhau trong nhiều năm và nhiều người cũng tin vào điều đó, nên đã cố gắng ăn mắt tôm dù không thích. Để kiểm chứng, có rất nhiều câu hỏi đặt ra nhưng đến giờ vẫn chưa ai chắc chắn về những kinh nghiệm trên của người xưa là đúng.
Ngay cả khoa học, cũng chưa chứng minh, thậm chí các bác sĩ còn khuyên bạn nếu bị đau mắt đỏ không nên ăm tôm bởi nó sẽ khiến cho căn bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, để không gây hại cho cơ thể mình, bạn không nên ăn mắt tôm. Tùy vào từng cơ địa sẽ có những cách phản ứng khác nhau, bạn nên tìm hiểu kĩ để tránh tình huống xấu nhất.
Trên đây là những thông tin chi tiết về tác dụng của tôm biển và kèm thêm một số lưu ý khi ăn tôm. Ngoài những công dụng tích cực, thì bạn cũng cần tránh những tác hại khi áp dụng chúng không đúng cách. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Và đừng quên theo dõi các bài viết khác trên kênh Haisan.online để biết thêm thông tin nhé!
Nguồn tham khảo:
- Bách Hóa Xanh. (2022) Lợi ích sức khoẻ từ tôm và những lưu ý khi ăn tôm. [online] bachhoaxanh.com. Có tại: https://www.bachhoaxanh.com/kinh-nghiem-hay/gia-tri-dinh-duong-tu-tom-va-nhung-luu-y-khi-an-tom-1102578 [Truy cập ngày 28/11/2022]
- Nông sản ngon. (2021) 9 lợi ích của tôm biển đáng kinh ngạc. [online] nongsanngon.com.vn. Có tại: https://nongsanngon.com.vn/9-loi-ich-suc-khoe-cua-tom-dang-kinh-ngac.html [Truy cập ngày 03/02/2022]
- Vinmec. (2022). Ăn tôm có tác dụng gì với sức khỏe?. [online] vinmec.com. Có tại: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dinh-duong/tom-co-tac-dung-gi-voi-suc-khoe [Truy cập ngày 13/04/2022]
- Cooky. (2021). Những Ngộ Nhận Sai Lầm Trong Cách Ăn Tôm Gây Nguy Hiểm Đến Sức Khỏe. [online] cooky.vn. Có tại: https://www.cooky.vn/blog/nhung-sai-lam-khi-an-tom-ma-ban-hay-mac-phai-co-the-gay-nguy-hiem-cho-suc-khoe-4319 [Truy cập ngày 01/01/2022]
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!