Ăn Tôm Có Tác Dụng Gì? – Những Lưu Ý Cần Biết Khi Ăn Tôm
Tôm biển được biết đến là một loại thực phẩm có nguồn dinh dưỡng cao. Loại hải sản này rất phổ biến và được tiêu thụ trên toàn thế giới bởi hương vị thơm ngon mà chúng đem lại. Hãy cùng Haisan.online tìm hiểu về cách ăn tôm đúng chuẩn để không mắc sai lầm gây hại cho sức khỏe của chúng ta nhé!
Ăn tôm có tác dụng gì cho sức khỏe ?
Tôm là một hải sản có hàm lượng calo thấp nhưng lại chứa trong mình một nguồn dinh dưỡng dồi dào đặc biệt là protein. Cứ 100 gram tôm tươi thì hàm lượng protein đã chiếm 18,4 gram rất có lợi cho sức khỏe con người. Không chỉ mỗi protein, tôm còn mang trong mình hơn 20 loại khoáng chất giá trị và nhiều loại vitamin mà cơ thể không tự sản xuất ra được.
Tôm Làm Món Gì Ngon? – TOP 21 Món Ăn Hấp Dẫn Chế Biến Từ Tôm
Tôm là loại thực phẩm giàu vitamin B12 đến mức mỗi khi cơ thể thiếu loại chất này là tôm luôn đứng đầu ở danh sách. Cứ trong 100 gram tôm tươi sẽ mang 0,0115 mg vitamin B12. Đây là loại vitamin phức tạp mà cơ thể không thể tự sản sinh ra được. Theo một vài nghiên cứu đã cho rằng tôm hùm đất là loại hải sản chứa lượng vitamin B12 nhiều nhất trong các loại tôm.
Cơ thể rất cần vitamin B12 để góp phần vào quá trình sinh hóa vá chuyển hóa các năng lượng trong cơ thể, giúp cơ thể tổng hợp protein và các loại nucleotit,… Nếu thiếu vitamin B12 cơ thể sẽ dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, chóng mặt và khiến cơ bắp trở nên yếu dần đi,…
Ngoài vitamin B12 ra thì đây cũng là môt loại chất mà cơ thể không tự tạo ra được. Omega – 3 được biết là dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể con người đặc biệt là trẻ nhỏ. Bổ sung omega – 3 giúp trẻ em phát triển não bộ và có trí nhớ tốt. Hơn nữa chúng còn rất tốt cho tim mạch, chống mệt mỏi, trầm cảm, tốt cho da và sức khỏe sinh dục,…
Thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe
Tôm chứa một lượng calo khá ít chỉ khoảng 84 calo trên 85gram thịt tôm và không chứa loại carbs nào nên ăn tôm rất phù hợp với những ai đang có chế độ ăn hoặc đỡ lo sợ bị thừa cân khi lỡ ăn quá nhiều. Hơn nữa đa phần lượng calo từ thịt tôm đến từ protein rất tốt cho việc tăng cơ.
Tác dụng của tôm biển còn giúp bảo vệ đôi mắt bởi cứ trong 100gram thịt tôm thì chứa đến 540mg omega – 3, 2mg vitamin C và 1,1mg vitamin E. Đây là những chất dinh dưỡng giúp tăng cường hoạt động màng tế bào nhận kích thích ánh sáng rất có lợi cho sức khỏe của mắt. Ăn nhiều tôm sẽ giúp bạn có một đôi mắt khỏe hơn khi về già.
Có thể bạn chưa biết nhưng tôm còn chứa các hợp chất chống ung thư đó. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh được rằng tôm có khả năng chống ung thư do chứa các chất như lycopene, capsanthin,… có tác dụng chống oxy hóa. Hơn nữa ăn tôm sẽ giúp cơ thể giảm khả năng bị suy nhược và giảm bớt hiện tượng di văn của tế bào xấu.
Những lưu ý khi ăn tôm bạn nên biết
Dù tôm là loại thực phẩm mang lại nhiều lợi ích như vậy nhưng nếu bạn sử dụng chúng không đúng cách thì sẽ gây nên những tác dụng phụ không mong muốn. Bởi vậy biết thêm một số lưu ý khi ăn tôm là một điều thực sự cần thiết để đảm bảo được sức khỏe của bản thân mình.
Ăn tôm sống có tốt không?
Tôm sống thường được chế biến thành gỏi và đây cũng là món ăn được rất nhiều người ưa thích. Việc ăn tôm sống sẽ giúp cơ thể được hấp thụ trực tiếp các chất dinh dưỡng giá trị có trong tôm.
Tuy nhiên ngoài bổ sung các chất dinh dưỡng thì chúng còn đi kèm các loại ấu trùng khác như giun, sán,…Nếu tôm không được nấu chín thì các loại ấu trùng này sẽ len lỏi và sống trong cơ thể chúng ta gây hại nhiều đến sức khỏe.
Ăn nhiều tôm có béo không?
Tôm là loại thực phẩm chứa rất ít calo, trung bình trong 100gram tôm tươi sẽ chứa 99 calories tương đương nửa quả trứng gà. Bởi vậy việc ăn tôm cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến cân nặng hoặc các bệnh béo phì mà chúng ta đang quan tâm. Nếu bạn muốn tiêu hao 100gram tôm vừa nạp thì chỉ cần đi bộ 12 phút là đã giải phóng được hết lượng calo rồi.
Bé ăn nhiều tôm có tốt không?
Tôm là loại thực lành tính tuy nhiên trong tôm có chứa một chất gọi là axit amin có thể gây dị ứng với một số cơ địa đặc biệt. Bởi vậy nếu trẻ em dưới 7 tháng tuổi cũng không nên ăn tôm để tránh trường hợp bị dị ứng hải sản, với trẻ từ 7 tháng tuổi trở xuống các phản ứng dị ứng sẽ gây nguy hiểm hơn.
Với trẻ từ 7 tháng tuổi trở lên có thể ăn tôm như bình thường bởi tôm sung cấp rất nhiều các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên không phải ăn nhiều tôm là sẽ tốt, trẻ em được khuyến cáo nên nạp vào trong cơ thế tối đa 20gram tôm vào người để cân bằng được lượng dưỡng chất hấp thu vào cơ thể. Giúp tránh được các nguy cơ gây rối loạn đường tiêu hóa khi ăn quá nhiều.
Ăn tôm có bị ho không?
Người Việt Nam thường có suy nghĩ ăn sâu vào tiềm thức là ăn tôm, cá, thịt gà,… dễ bị ho nhưng thực chất ăn tôm không khiến bạn bị ho mà do bệnh lý sẵn có. Nếu có bị ho nặng hơn sau khi ăn tôm thì chỉ có thể là do bạn ăn tôm có cả vỏ khiến cho các mảnh vỏ vụn cọ vào cổ họng gây ngứa và sưng dẫn đến việc ho nhiều hơn.
Trong tôm còn chứa nhiều đạm và kẽm nhất là tôm hùm giúp tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch nên bạn còn có thể ăn trong lúc ho để nhanh khỏi bệnh, lưu ý loại bỏ vỏ tôm trong quá trình ăn.
Xem thêm: Tôm Kỵ Gì? Những Loại Thực Phẩm Không Nên Ăn Chung Với Tôm
Bà bầu ăn tôm có bị co bóp tử cung không?
Có nhiều câu hỏi thắc mắc rằng phụ nữ đang mang thai có ăn được tôm không hoặc ăn tôm có khiến cổ tử cung bị co vào không. Nếu bạn đang băn khoăn về vấn đề này thì có thể hoàn toàn yên tâm bởi vì các chuyên gia đã khẳng định các quan niệm đó là sai lầm.
Tôm lành tính và an toàn cho bà bầu, ăn tôm trong giai đoạn mang thai còn giúp bổ sung DHA là chất giúp tăng cường sự phát triển trí tuệ và não bộ của trẻ nhỏ. Vì thế, trong quá trình mang thai, bạn nên bổ sung tôm hùm alaska để đa dạng nhóm nhất cho thai nhi.
Ăn nhiều tôm có nổi mụn không?
Mụn là một tác nhân khiến ai cũng cảm thấy khó chịu vì chúng khiến cho da mặt bị tổn thương. Tôm có thể gây ra mụn nếu bạn là một người dị ứng với các thành phần của tôm. Bởi vậy việc ăn tôm gây ra mụn cũng chỉ xảy ra với một số cơ địa nên bạn cũng không cần quá lo lắng.
Để tránh mọc mụn thì bạn cũng không nên thu nạp quá nhiều tôm trong một ngày vì đây cũng là một loại thực phẩm mang tính nóng. Hơn nữa hàm lượng đạm dồi dào với các chất dinh dưỡng của chúng có thể khiến bạn bị thừa chất và làm cho mụn có cơ hội bùng phát.
Ăn tôm xong có nên uống sữa?
Nhiều ý kiến cho rằng uống sữa ngay sau khi ăn hải sản như tôm sú biển, cua, ốc, cá,… sẽ gây ra nhiều triệu chứng như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho rằng chưa thấy trường hợp nào khi kết hợp sữa với hải sản gây ra hiện tượng dị ứng. Nếu có thì hẳn là do bạn bị dị ứng với một trong hai thành phần là hải sản hoặc sữa.
Bên đất nước Nhật Bản tại những trường mầm non thì trẻ em vẫn được uống sữa ngay sau khi ăn, trong bữa ăn đó có rất nhiều món bao gồm cả hải sản như tôm, cua,… Bởi vậy các phụ huynh và người lớn hoàn toàn có thể yên tâm khi ăn vì trẻ con còn được đảm bảo về chế độ dinh dưỡng như vậy mà.
Những người không nên ăn tôm
Tôm là loại hải sản thơm ngon và được nhiều người ưa thích để đứa vào thực đơn hằng ngày. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn tôm được thoải mái vì một vài lí do. Cùng xem những nguyên nhân dưới đây để xem bạn có thuộc trong nhóm người không nên ăn tôm hay không nhé.
Nếu bị ho thì bạn cũng không nên ăn tôm khi bị ho bởi nguyên nhân thường được xuất phát từ dị ứng hải sản mà ra. Hơn nữa có vài người khi ăn xong có thể bị kích ứng vùng họng gây co thắt khí quản và lên cơn hen suyễn. Nếu có ăn tôm thì bạn nên bỏ vỏ để tránh cho các mảnh vỏ của tôm cọ hoặc mắc ở cổ họng gây ngứa và khiến bệnh tình nặng nề hơn.
Không nên ăn tôm khi đau mắt đỏ vì sẽ làm cho tình trạng bệnh nặng nề hơn. Bởi vì mùi tanh trong hải sản như tôm, cua, cá,… sẽ làm cho người có bệnh lý đau mắt đỏ bị khó chịu hơn. Hơn nữa, mùi tanh trong hải sản còn khiến những người bệnh có sẵn bệnh nhiễm trùng viêm kết mạc trong người bị nặng hơn, khiến cho thời gian hồi phục bệnh bị kéo dài.
Hạn chế khi ăn tôm thì không uống bia bởi các chất trong tôm kết hợp với bia sẽ khiến cơ thể sản sinh ra axit uric tạo thành chất kết tủa trong cơ thể. Đây chính là nguyên nhân của các bệnh sỏi thận, gout,…Hoặc uống trà sau khih ăn hải sản cũng tạo nên canxi khó hòa tan, tốt nhất bạn nên uống sau khi đã ăn tôm được 2 tiếng.
Những sai lầm khi ăn tôm
Vì tôm có nhiều chất dinh dưỡng như vậy nên nhiều người đã có suy nghĩ ăn thật nhiều nhưng điều này lại phản ứng ngược lại. Trong tôm chứa một hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng. Khi nạp quá nhiều vào cơ thể sẽ gây lên hiện tượng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy,… Theo nghiên cứu, người lớn chỉ nên nạp 100gram và trẻ em nạp khoảng 20 – 50gram tôm mỗi ngày.
Mặc dù các món chế biến từ tôm theo kiểu tái, sống là chuyện thường thấy ở các nhà hàng. Tuy nhiên người ăn nên hạn chế nhất có thể bởi nếu không nấu chín kĩ càng thì lượng giun sán trong chúng sẽ rất nhiều. Nói không với các món ăn từ tôm được chế biến theo kiểu tái, gỏi sống,… để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình.
Ăn đầu tôm bổ cho mắt và vỏ tôm chứa nhiều canxi. Những thông tin này thường được truyền từ người này sang người khác gây nên sự hiểu lầm theo quy mô lớn. Tuy nhiên những thông tin đó chưa được bất kì nghiên cứu nào chứng minh được đầu tôm bổ cho mắt.
Thực tế thì đó chính là nơi chứa chất thải của con tôm. Phần vỏ tôm được cấu tạo chủ yếu từ kitin nên khi hấp thụ vào cơ thể còn khó tiêu hóa hơn. Hơn nữa vỏ tôm còn rất dễ hóc nên hãy tránh cho trẻ em ăn nhiều nhé bạn.
Xem thêm: Tôm Luộc: Món Ăn Đơn Giản Thơm Ngon
Mẹo chế biến để ăn tôm đúng cách
Chắc hẳn ai cũng đã từng ăn qua tôm bởi đây là loại thực phẩm phổ biến và xuất hiện ở trong rất nhiều các mâm cơm gia đình. Tuy ăn tôm thì dễ dàng và ngon đấy nhưng để chế biến đúng cách thì không phải ai cũng biết. Những bước để chế biến tôm dưới đây rất đơn giản và dễ hiểu khiến cho ai làm theo cũng có thể thành công.
Bước 1: Loại bỏ đầu tôm
Đầu tôm được biết đến là bộ phận chứa chất thải và cũng không có quá nhiều chất dinh dưỡng đọng lại ở đây nên bạn có thể bỏ đi. Bạn hãy đặt một tay lên tôm, tay còn lại cầm vào đầu tôm xoay với một vòng để đầu tôm lìa ra. Phần đuôi tôm bạn có thể xoay tương tự để loại bỏ hoặc để lại vì khi nấu chín phần đuôi tôm có vỏ sẽ đẹp mắt hơn.
Bước 2: Loại bỏ vỏ tôm
Như đã biết thì vỏ tôm chứa một lượng canxi rất nhỏ, thậm chí khi ăn vào còn khiến đau bụng, khó tiêu nên bạn cũng nên bỏ phần vỏ của tôm đi. Với bước 2 này bạn chi cần dùng tay hoặc nĩa để tách nhẹ nhàng vỏ của chúng ra.
Bước 3: Loại bỏ đường tiêu hóa
Đây còn đường ruột của tôm hay còn gọi là đường chỉ đen. Tốt hơn hết thì nên loại bỏ đường chỉ đen đi vì ít nhiều nó cũng ảnh hưởng đến trải nghiệm hương vị của món ăn. Bạn chuẩn bị một que nhọn như tăm rồi chọc ngang qua sống lưng trên thân tôm và kéo ra là xong.
Tôm không chỉ ngon và hấp dẫn, chúng còn mang trong mình các chất dinh dưỡng có giá trị cao rất có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn hiểu được phần nào loài hải sản tuyệt vời này và tìm được cách tiêu thụ chúng một cách tốt nhất. Chúc bạn một ngày vui vẻ và hạnh phúc!
Nguồn tham khảo:
- Vinmec. (2020). Ăn tôm có tác dụng gì với sức khỏe?. [online] vinmec.com. Có tại: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dinh-duong/tom-co-tac-dung-gi-voi-suc-khoe/ [Truy cập ngày 13/04/2022]
- Hello Bacsi. (2020). 5 sai lầm khi ăn tôm cực kỳ ảnh hưởng đến sức khỏe. [online] hellobacsi.com. Có tại:https://hellobacsi.com/an-uong-lanh-manh/thong-tin-dinh-duong/sai-lam-khi-an-tom/ [Truy cập ngày 15/06/2022]
- Bách Hóa Xanh. (2021). Lợi ích sức khoẻ từ tôm và những lưu ý khi ăn tôm [online] bachhoaxanh.com. Có tại:https://www.bachhoaxanh.com/kinh-nghiem-hay/gia-tri-dinh-duong-tu-tom-va-nhung-luu-y-khi-an-tom-1102578 [Truy cập ngày 24/11/2022]
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!