Cá Ngừ Bào | Thông Tin Dinh Dưỡng, Giá Cả, Cách Sử Dụng
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe quá cá ngừ bào hoặc cá bào. Hay cá cứng như đá. Tuy nhiên cũng không ít người nhầm lẫn loại cá này với những thực phẩm khác. Vì thế, hôm nay hãy cùng haisan.online tìm hiểu kĩ hơn về loại cá bào này nhé.
Cá ngừ bào là gì?
Cá ngừ bào hay còn gọi là cá bào. Đây là một loại nguyên liệu truyền thống của Nhật Bản. Trong tiếng Nhật cá ngừ bào có tên là katsuobushi (wikipedia.2022). Loại cá bào này ra đời trong thời kì Edo. Khi mà họ sử dụng phương pháp phơi khô, rồi mang đi hun khói để có thể bảo quản cá lâu hơn. Đây là nguyên liệu quan trọng không thể thiếu trong các món ăn Nhật Bản.
Cá ngừ bào được làm từ loại cá ngừ vằn. Sau đó được mang đi xông khói, muối khô. Thời gian để chế biến hoàn thành cá bào phải kéo dài tới 6 tháng. Với rất nhiều các bước khác nhau trong khâu chế biến. Trải qua một thời gian chế biến cầu kì và lâu dài.
Thì những mẻ cá bào ra lò, với vẻ bề ngoài thô, cứng. Bên ngoài có màu đen và bên trong có màu hồng đẹp mắt. Với phương pháp chế biến như thế đã giúp cá ngừ bào có thời gian bảo quản, dự trữ lâu. Mà không bị mất đi các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể.
Cá ngừ bảo được biết đến nhiều nhất khi là nguyên liệu chế biến nước dùng dashi. Nhờ có cá bào đã làm nước dùng trở nên đậm đà, ngọt vị. Loại nước dashi này sau khi nấu xong sẽ được dùng để làm súp miso hoặc nhiều món ăn truyền thống khác của Nhật Bản.
Quy trình chế biến cá ngừ bào
Cá ngừ bào không chỉ được biết đến với đặc điểm ” cứng như đá”. Mà còn được biết tới qua quy trình sản xuất vô cùng cầu kỳ. Để chế biến thành phẩm một khúc cá đảm bảo phải kéo dài nửa năm. Với các công đoạn cụ thể như sau:
- Đánh bắt và kiểm duyệt: Cá ngừ được đánh bắt ở đại dương bởi những người thợ lành nghề. Sau đó cá sẽ được đưa tới nhà máy và được kiểm tra xem có đảm bảo chất lượng chế biến không. Nếu đảm bảo thì cá sẽ được chọn để làm cá ngừ bào.
- Sơ chế: Cá ngừ được sơ chế sạch sẽ, bỏ ruột và phi lê thành từng miếng phù hợp. Đặc biệt, chỉ những phần thịt nạc của cá mới được sử dụng.
- Hấp cá: Sau khi đã có những phần thịt nạc phi lê.Những phần đó sẽ được xếp vào một khay lớn trong suốt 1 tiếng đồng hồ với mức lửa nhỏ.
- Hun khói: Cá hấp sau 1 tiếng sẽ được mang đi hun khói bằng gỗ sồi. Ở bước này, mỗi nhà máy sẽ có cách làm khác nhau để ra được hương vị đặc trưng thương hiệu của họ.Tuy nhiên về cơ bản, thị cá vẫn sẽ được hun khói ở lần đầu tiên trong vòng 5 tiếng. Sau đó, cá sẽ được hun nhiều lần trong vài tuần hoặc vài tháng. Đến khi miếng cá trở khô lại.
- Phơi nắng: Kế tiếp, miếng cá sẽ được cạo loại bỏ lớp bên ngoài màu đen và đem đi phơi nắng.
- Phun xịt nấm Aspergillus: Đây là công đoạn cuối cùng của cách chế biến cá trước khi thành phẩm. Khi được phun xịt nấm cá sẽ được cho vào phòng ủ. Điều này sẽ giúp cá khô hoàn toàn và thịt cá được lên men.
Giá trị dinh dưỡng của cá ngừ bào
Mặc dù trải qua một thời gian chế biến vô cùng lâu dài. Nhưng giá trị dinh dưỡng của loại cá “cứng như đá” này vẫn không hề giảm sút. Ngược lại giá trị protein có trong cá bào còn cao hơn 3 lần so với cá ngừ tươi. Bên cạnh đó, cá bào chứa nhiều vitamin B12. Và các khoáng chất cần thiết cho sức khỏe con người như sắt, canxi, niacin.
Cũng như, chứa tưới 9 loại axit amin thiết yếu.Khi sử dụng loại cá bào này sẽ giúp cơ thể ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, đường huyết. Cũng như làm ổn định huyết áp, hỗ trợ và tăng cường các chức năng của gan, của tim. Nhiều người Nhật còn cho rằng, ăn cá ngừ bào đúng, sẽ góp phần làm tuổi thọ kéo dài hơn.
Cá ngừ bào giá bao nhiêu?
Ở Việt Nam loại cá bào này thường được bán ở dạng đã bào sẵn và đóng thành các túi nhỏ. Bởi vậy hầu như bạn sẽ chỉ tìm thấy những túi cá bào lát mà không có cả tảng cá ngừ khô. Vì thế, giá của những túi cá cũng rất phải chăng và phụ thuộc vào trọng lượng của túi. Loại phổ biến nhất bạn sẽ thường thấy là túi cá bào 80g.
- Cá ngừ bào gói 40 gram: 65.000 – 80.000đ
- Cá ngừ bào gói 80 gram: 100.000 – 135.000đ
- Cá ngừ bào gói 100 gram: 150.000 – 200.000đ
- Cá ngừ bào gói 500 gram: 400.000 – 600.000đ
Những địa điểm mua cá ngừ bào uy tín
Hiện nay cá ngừ bào thành túi được bán rất phổ biến. Bạn có thể tìm mua cá ở trong các siêu thị lớn. Hoặc ở những cửa hàng chuyên bán thực phẩm Nhật Bản. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm mua cá trên những website uy tín với nhiều mẫu mã, trọng lượng khác nhau. Tuy nhiên hãy tìm hiểu kĩ trước khi mua hàng để đảm bảo chất lượng nhé.
1. Ở Hà Nội
- AEON Mall Long Biên: Số 27 đường Cổ Linh, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
- AEON Mall Hà Đông: Phường Dương Nội, Quận Hà Đông, Hà Nội
- Hanaichi Shop: Số 38 Ngõ 40, Tạ Quang Bửu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- JE Mart: Cơ sở 1: 175 Nguyễn Đức Cảnh, Hoàng Mai, Hà Nội – Cơ sở 2: 140 Đốc Ngữ, Ba Đình, Hà Nội
2. Ở Hồ Chí Minh
- AEON Mall Bình Tân: Số 1 Đường Số 17A, Khu phố 11, Bình Tân, Hồ Chí Minh
- AEON Mall Tân Phú: 30 Bờ Bao Tân Thắng, Sơn Ký, Tân Phú, Hồ Chí Minh
- Misu Kitchen: 2/3A Nguyễn Thị Minh Khai, Phường ĐaKao, Quận 1, Hồ Chí Minh
- Can.D. Shop: 49 Hòa Bình, Tân Thới Hoà, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
Cá ngừ bào nấu món gì?
Cá ngừ bào rất cứng nên khi muốn chế biến cần phải bào mỏng qua dụng cụ chuyên dụng. Dụng cụ bào cá ngừ là một chiếc hộp gỗ, có lưỡi dao ở trên nắp hộp. Chiếc dao này vô cùng bén. Khi cá bào xong sẽ rơi vào bên trong nộp. Và chỉ cần mở nắp là có thể lấy cá ra một cách dễ dàng.
Cá ngừ bào nấu nước dashi
Dashi là loại nước dùng để nấu cháo, súp, mì Udon,… và các món ăn phổ biến ở Nhật Bản. Khi nấu nước dashi mà thiếu loại cá bào này, thì đó là một thiếu sót lớn. Cá ngừ bào được nấu cùng rong biển khô. Đầu tiên rong biển được sơ chế và ngâm nước để nở ra. Tiếp đến là ninh rong biển 10 phút, rồi cho cá bào vào. Và nấu thêm 5 phút nữa.
Sau đó, bạn dùng rây lọc nước để loại bỏ bã. Nếu bạn muốn có thể ninh lại bã lần 2 để lấy thêm nước. Khi hoàn thành, nước dashi có thể mang đi chế biến các món ăn khác ngay. Hoặc không cần sử dụng ngay có thể đóng hộp và mang đi đông lạnh. Cho lần sử dụng tiếp theo để chế biến các món khác khi cần thiết.
Cá ngừ bào nấu cháo
Có hai cách khác nhau để sử dụng cá ngừ bào nấu cháo. Cách một là bạn có thể dùng cá bào luộc lên từ 5-15 phút bằng lửa nhỏ. Để cá ra nước ngọt đậm đà. Sau đó, nước cá đã luộc có thể mang đi nấu cháo hoặc nấu bột cho bé mới học ăn. Nước cá khi nấu với cháo sẽ có vị ngọt thanh. Khi ăn vô cùng đưa miệng.
Cách thứ hai là bạn còn có thể dùng loại cá bào này, bào thật mỏng và cắt thật vụn. Sau đó cho vào nấu cùng cháo. Ở cách này, bạn nên chú ý cắt cá càng nhỏ càng tốt. Khi nấu cũng nên nấu kĩ một chút để cá mềm ra. Như vậy món cháo sẽ vô cùng thơm ngon hấp dẫn. Món chào nấu từ cá bào thường được chế biến cho các em bé nhỏ đang tập ăn.
Cá ngừ bào làm ruốc
Cá ngừ bào có thể làm ruốc bình thường như các loại thực phẩm khác. Tuy nhiên món này không được phổ biến lắm. Chủ yếu là các mẹ sẽ chế biến theo kiều này cho bé nhà dễ ăn cá hơn. Cá ngừ sau khi được bào mỏng như giấy, sẽ cho thêm một chút dầu ăn. hoặc dầu ô liu.
Sau đó, cá sẽ được xao lên với lửa nhỏ. Tiếp đến là cho thêm chút vừng, mè vào để món ăn dậy mùi, béo bùi hơn. Ruốc cá khi chế biến xong, có thể cho vào lọ hoặc đóng hộp. Và để trong ngăn mát sử dụng dần từ 4-7 ngày. Ruốc tươi, có mùi thơm và vị ngọt của cá khi ăn cùng cơm nóng sẽ rất phù hợp.
Cá ngừ bào ăn cùng đậu phụ
Cá ngừ được ăn kèm cùng đậu hũ non tươi mát. Khi cá được bào mỏng thì bạn cho cá vào đĩa cùng đậu hũ non. Sau đó cho thêm ít gừng mài nhỏ, kèm theo chút nước xì dầu hoặc nước tương. Như vậy là đã xong món ăn này. Món này gần như không phải chế biến gì cả.
Bạn chỉ cần mua các nguyên liệu về và ăn cùng chúng là được. Tuy nhiên để món ngon thơm mát hơn, hãy làm lạnh đậu hũ non trước khi ăn bằng cách bỏ vào tủ lạnh. Món ăn này thơm nhẹ thịt cá, mềm mịn của đậu, đậm đà của nước tương, vô cùng thích hợp làm món ăn giải nhiệt mùa hè.
Cá ngừ bào là nguyên liệu truyền thống không thể thiếu ở Nhật Bản. Nguyên liệu này ngày càng được nhiều người biết đến và sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia. Trên đây là tổng hợp thông tin chi tiết về cá ngừ bào. Hy vọng bài viết có thể cung cấp những thông tin hữu ích tới bạn.
Nguồn tham khảo
- Wikipedia.(2022). Katsuobushi. [online] wikipedia.org. Có tại: https://vi.wikipedia.org/wiki/Katsuobushi [Truy cập ngày 10/03/2022]
- Killala. (2018). Món Nhật thuần túy không thể thiếu cá ngừ khô Katsuobushi. [online] kilala.vn. Có tại: https://kilala.vn/gia-dinh-va-am-thuc/mon-nhat-thuan-tuy-khong-the-thieu-ca-ngu-kho-katsuobushi.html [Truy cập ngày 10/03/2022]
- Lao Động. (2017). Katsuobushi – thanh “gỗ hóa ngọc” làm nên bí quyết trường thọ của người Nhật. [online] laodong.vn. Có tại: https://laodong.vn/du-lich/katsuobushi-thanh-go-hoa-ngoc-lam-nen-bi-quyet-truong-tho-cua-nguoi-nhat-531233.ldo [Truy cập ngày 10/03/2022]
- Moshimoshi. (2019). Katsuobushi mua ở đâu. [online] moshimoshi.vn. Có tại: https://moshimoshi.vn/katsuobushi-mua-o-dau [Truy cập ngày 10/03/2022]
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!