Ốc Bươu Có Độc Không? Những Lưu Ý Khi Ăn Ốc Bươu
Những ngày gần đây, trên mạng xã hội xôn xao câu hỏi “Ốc bươu có độc không?”. Để trả lời câu hỏi này, hãy cùng Haisan.online tìm hiểu về sinh vật thú vị này nhé!
Giới thiệu chung về ốc bươu
Ốc bươu (tên tiếng Anh: Pila Polita), một số nơi gọi là ốc bưu, là động vật thân mềm chân bụng. Ốc bươu có vỏ đen, đuôi xoắn, đít tròn. Kích thước con trưởng thành tương đương 3 đầu ngon tay. Đây là loại ốc nước ngọt, sinh sống chủ yếu ở ao, hồ, đầm, ruộng. Chính vì vậy, cấu tạo vỏ của chúng mỏng hơn ốc nước mặn.
Thức ăn của ốc bươu là rau, cỏ, rong rêu, tảo và các loại động vật phù du nhỏ hơn chúng. Tháng 5 là mùa sinh sản mạnh nhất của ốc bươu. Và mùa mưa chính là lúc bạn sẽ tìm mua được những mẻ ốc to béo nhất. Tại Việt Nam, ốc bươu được tìm thấy tại tất cả các tỉnh thành. Chúng là 1 trong 3 loại ốc phổ biến nhất. (vi.wikipedia.org)
Xem thêm: Tổng Hợp thông Tin Về Sò bi – Sinh Vật Biển Cực Kì Bổ Dưỡng
Ốc bươu được sử dụng làm thực phẩm nhờ sở hữu giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100g ốc bươu có đến 1300mg Canxi. Vì vậy, việc bổ sung ốc bươu vào bữa ăn hàng ngày sẽ cung cấp lượng lớn canxi tự nhiên cho cơ thể mà không cần dùng đến thực phẩm chức năng. Đặc biệt là những người đang gặp vấn đề về xương khớp thì bổ sung canxi rất cấp thiết.
Ốc bươu là thực phẩm thuần tính hàn, chứa ít chất béo. Trong Đông y, thực phẩm mang hàn tính khi đi vào cơ thể sẽ giúp lấy lại sự cân bằng. Do đó, các trường hợp nóng trong do sử dụng các chất kích thích (bia, rượu,…) hoặc thuốc kháng sinh. Nên sử dụng thêm ốc bươu trong khẩu phần ăn.
Trong 100g thịt ốc bươu luộc có 84 calo, một con số khá nhỏ so với nhiều loại thịt khác. Thêm vào đó, hàm lượng chất béo trong ốc lại rất thấp. Trong khi đó lượng protein lại cao, giúp no lâu và hỗ trợ quá trình xây cơ bắp, giảm tích tụ mỡ thừa.
Ốc bươu có độc không?
Trước khi trả lời câu hỏi “Ốc bươu có độc không?”, bạn đọc cần phân biệt được ốc bươu đen và ốc bươu vàng. Vì thông thường, người dân thường quan niệm ốc bươu vàng khi ăn sẽ gây hại đến sức khỏe con người. Liệu lời đồn xung quanh loại ốc này có phải sự thật? Cùng Haisan.online tìm hiểu nhé!
Phân biệt ốc bươu đen và ốc bươu vàng
Ốc bươu có 2 loại: ốc bươu đen (ốc nhồi) và ốc bươu vàng. Ốc bươu đen xuất xứ từ Việt Nam, trong khi ốc bươu vàng là loài lai tạp đến từ Châu Mỹ. Chúng được đưa về Việt Nam với mục đích ban đầu để làm thức ăn chăn nuôi gia súc. Vì phát triển quá nhanh, có một thời gian loài ốc đã gây hại cho nền nông nghiệp nước ta.
Cách dễ nhất để phân biệt ốc bươu đen (ốc nhồi) và ốc bươu vàng bằng mắt thường là so sánh màu sắc. Đúng theo tên gọi, những con ốc nhồi sẽ có vỏ đen và trơn bóng. Hình dáng tổng thể và phần miệng của chúng tròn hơn. Vảy ốc phẳng, vân mờ.
Trong khi đó, ốc bươu vàng có màu vỏ ngả từ vàng lục sang nâu nhạt. Kích thước loại này to hơn loại trên. Vỏ gồ ghề và phần mài cũng lộ rõ vân hơn. Đặc biệt, gần miệng ốc bươu vàng sẽ có một cái lỗ nhỏ xoáy sâu. Đặc điểm này không xuất hiện ở ốc bươu đen. Vào mùa sinh nở, trứng ốc kết thành chùm màu hồng nhạt.
Xem thêm: Sò Dương | Thông Tin Chi Tiết Về Giá Cả Và Cách Chế Biến
Ốc bươu có ăn được không?
Năm 2008, tại Long An đã xảy ra trường hợp ngộ độc thực phẩm do ăn ốc bươu vàng. Sự việc đáng tiếc này đã khiến 1 người tử vong, và 3 người trong tình trạng nguy kịch. Nguyên nhân chính đến từ việc những con ốc này bị nhiễm độc thuốc sát trùng. Từ sự việc này, người dân đã đặt ra câu hỏi “Ốc bươu (vàng) có độc không?”.
Bản chất cả 2 loại ốc bươu đều không có độc. Không những vậy, thịt ốc còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, vì ốc bươu là động vật ăn tạp. Nên nếu chúng sinh sống tại môi trường ô nhiễm, có nhiều hóa chất, thuốc trừ sâu. Khi ăn vào, con người sẽ gián tiếp hấp thụ các chất độc đó.
Có một sự thật đặc biệt về ốc bươu vàng – sinh vật được gắn liền với từ “độc hại” là chúng chứa ít ký sinh trùng hơn ốc bươu đen. Không chỉ vậy, thịt ốc bươu vàng còn cung cấp cho cơ thể chúng ra lượng vitamin và khoáng chất thiết yếu không kém “người anh em” ốc bươu đen.
Tuy nhiên, do ốc bươu vàng sinh trưởng nhanh gây bất lợi đến mùa màng. Nên người nông dân buộc phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để loại bỏ chúng. Để giải quyết tình trạng này, bạn cần tìm mua được ốc sạch tại các địa chỉ uy tín. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh mua ốc vào mùa sinh sản mạnh.
Một số lưu ý khi ăn ốc bươu
Dù là bất kỳ sản phẩm nào, khi đi vào cơ thể đều mang đến mặt lợi và mặt hại. Vì vậy, việc nắm rõ ưu, nhược điểm của từng loại thực phẩm là cách tốt nhất để bảo vệ ức khỏe của bản thân và gia đình.
Cách lựa chọn và sơ chế ốc bươu
Sơ chế sạch sẽ ốc bươu là cách duy nhất để loại bỏ độc tố cũng như chất bẩn trong chúng. Trước tiên, bạn cần phải lựa chọn được một mẻ ốc tươi sống. Ốc bươu sống là những con còn di chuyển. Khi cầm lên, chạm nhẹ vào vảy, ốc sẽ tự thụt vào trong lớp vỏ. Thêm vào đó, ốc tươi sẽ không có mùi khó chịu hay nổi trên mặt nước.
Ốc sau khi mua về, bạn cần ngâm chúng trong chậu kim loại, cùng với hỗn hợp nước vo gạo và ớt thái lát trong 3-4 tiếng. Tuyệt đối không ngâm lâu hơn sẽ làm thối thịt ốc. Sau khi kết thúc thời gian ngâm, bạn tiếp tục rửa sạch chúng với 3 lần nước để loại bỏ hoàn toàn bùn bẩn.
Trước khi chế biến ốc thành các món như ốc chuối đậu, cháo ốc bươu,… Bạn cần luộc kỹ chúng với sả. Nếu gia đình có cơm mẻ, có thể sử dụng để luộc chung với ốc để khử mùi tanh. Ốc sau khi được luộc chín sẽ được tách khỏi vỏ. Bạn tiến hành lược bỏ phần đuôi cũng như lưỡi ốc. Bước cuối cùng, bóp thịt ốc với muối trắng hoặc giấm.
Cách ăn ốc bươu không ngộ độc
Thứ nhất, sau khi ăn ốc bươu, tuyệt đối không ăn hoa quả chứa nhiều Vitamin C (cam, ổi,…). Vì sự kết hợp này sẽ dẫn đến tình trạng đầy hơi, khó tiêu, gây áp lực lớn cho hệ tiêu hóa.
Thứ hai, những người đang mắc bệnh gút, thận, đái tháo đường, huyết áp cao nên hạn chế sử dụng thực phẩm này. Vì trong ốc chứa nhiều protein, canxi và natri. Các chất này khi vào cơ thể sẽ khiến bệnh tình của bạn trở nặng hơn. Theo khuyến cáo, những trường hợp trên chỉ nên ăn 50g ốc/tuần.
Cuối cùng, khi ăn ốc, bạn không nên sử dụng các chất kích thích, chất có cồn như rượu, bia,… Bởi vì cồn, khi kết hợp với các chất dinh dưỡng có trong hải sản sẽ gia tăng axit uric làm giảm quá trình chuyển hóa đạm. Từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh gout, ảnh hưởng gan và tim mạch.
Trong bài viết này, Haisan.online đã giúp bạn trả lời câu hỏi “Ốc bươu có độc không?” Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết này. Hẹn gặp lại bạn trong các công thức chế biến hải sản thơm ngon trên website!
Nguồn tham khảo
- Ốc Bươu (2021). Phân biệt chi tiết giữa ốc bươu đen ốc nhồi và ốc bươu vàng. [Online] ocbuou.com. Có tại: https://www.ocbuou.com/phan-biet-chi-tiet-giua-oc-buou-den-oc-nhoi-va-oc-buou-vang/ [Truy cập ngày 21/11/2022]
- Medplus. (2019). Ốc bươu và tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. [Online] songkhoe.medplus.vn. Có tại: https://songkhoe.medplus.vn/loi-ich-cua-oc-buou/ [Truy cập ngày 21/11/2022]
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!