Cá Ngừ Đông Lạnh
Cá ngừ đông lạnh được làm đông đúng cách và bảo quản hợp lý thì giá trị dinh dưỡng ngang với cá ngừ tươi. Cá đều chứa nhiều dưỡng chất như protein, omega 3, DHA, sắt,... Các lợi ích cá ngừ đông lạnh mang lại cho sức khỏe con người như phát triển trí não, tăng cường thị giác, bảo về gan, cải thiện và phát triển hệ tim mạch.
- Hàng chính hãng 100%
- Uy tín chất lượng
- Hỗ trợ liên tục trong quá trình sd
- Chính sách đổi trả hàng rõ ràng
- Giao hàng trên toàn quốc
- Thanh toán tại nhà hoặc qua thẻ
- Quà tặng và khuyến mãi
Thông tin sản phẩm
Cá ngừ đông lạnh chắc hẳn đã không còn xa lạ với chúng ta. Đây là loại cá được rất nhiều người quan tâm. Từ cách sử dụng tới giá trị dinh dưỡng hay ăn có tốt bằng cá tươi không? Vì thế, để hiểu hơn về cá ngừ đông lạnh. Hãy cùng haisan.online khám phá loại cá này ngay thôi!
Cá ngừ đông lạnh là gì?
Cá ngừ là loại cá có giá trị dinh dưỡng cao. Cá ngừ thường sống ở các vùng nước sâu và khu vực nước ấm. Môi trường cá sống thường cách bờ 185km đổ lên. Vì có hương vị thơm ngon và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tốt, nên cá ngừ trở thành loại hải sản có tiềm năng kinh tế lớn. Thường mang đi xuất nhập khẩu ở nhiều quốc gia.
Cá ngừ đông lạnh được chế biến từ cá ngừ tươi. Sau khi cá ngừ được đánh bắt sẽ bị làm choáng. Rồi người ngư dân sẽ phá hủy tủy sống trong dây thần kinh của cá một cách đột ngột và nhanh gọn nhất. Việc phá hủy này sẽ làm ngưng toàn bộ các phẩn ứng sinh hóa đang diễn ra trong cơ thể cá.
Như thế sẽ không gây ra ảnh hưởng xấu tác động lên thịt cá. Như làm thịt cá hư hỏng, ươn thiu. Sau đó, cá được đưa đi ngâm hạ nhiệt trung gian với nhiệt độ từ 15-18 độ C. Rồi sẽ được chuyển qua ngâm hạ nhiệt sâu với mức nhiệt độ âm trong thời gian dài. Sau đó cá được cấp đông ở nhiệt độ âm 60 độ C đổ xuống.
Quy trình sản xuất cá ngừ đông lạnh
Cá ngừ sẽ được đánh bắt từ đại dương xa xôi. Để đưa cá về đất liền mà không bị mất đi giá trị dinh dưỡng. Ngư dân sẽ thực hiện đông lạnh cá ngay tại tàu. Quy trình cấp đông cá sẽ trải qua 10 bước bắt đầu từ khẩu xử lý tới bảo quản cá.
Bước 1: Làm choáng cá
Khi cá còn cách mặt nước tầm từ 20-30m. Các ngư dân sẽ thả dụng cụ có tích điện làm cá biển bị gây tê ngay dưới nước. Do các xung điện phát ra từ thiết bị ảnh hưởng trực tiếp lên cá. Nên chỉ khoảng một thời gian ngắn cá sẽ bị choáng và được đưa lên tàu.
Bước 2: Đưa cá lên tàu
Khi dần kéo cá đưa lên tàu. Lúc đầu cá được đưa ra khỏi mặt nước. Sẽ được các ngư dân dùng một cây gậy có thiết kế đặc biệt móc vào miệng hoặc khe hở của mang kéo lên. Những vị trí khác tuyệt đối không được làm tổn thương.
Bước 3: Xả máu ở vây ngực và cắt gân đuôi
Tiếp đó, ngư dân sẽ dùng một cái dao thật sắc và chọc vào sau gốc vây ngực cá. Rồi rạch từ 2-3cm phía dưới đường dưới thân cá. Còn phần đuôi sẽ bị cắt ở 2 bên. Nhưng chỉ là cắt sâu vào thịt cá chứ không hề cắt rời đuôi cá ra.
Bước 4: Giết cá
Ngư dân sẽ dùng dui sau đó tìm đến vị trí gáy cá. Và tiến hành làm tê liệt toàn bộ hệ thần kinh của cá. Bằng cách phá hủy hệ tủy sống và thông tủy. Bước này được tiến hành rất nhanh để cá chết đột ngột không làm ảnh hưởng tới giá trị thịt cá.
Bước 5: Xả máu ở mang cá
Ngư dân sẽ dùng một con dao sắc đủ dài. Rồi lật nắp mang cá ra và cắt theo chiều đưa lên. Để cắt đứt mạch máu ở mang cá. Sau đó sẽ làm tương tự với bên còn lại. Trong quá trình cắt mạch máu, lưỡi dao chỉ được phép đưa lên, không được đưa xuống. Bởi đưa xuống sẽ gây ảnh hưởng tới tim cá.
Bước 6: Bỏ mang và nội tạng cá
Cá sẽ được rạch một đường từ 10-15 cm ở bụng. Sau đó nắp mang sẽ được lật lên cắt bỏ phía dưới lớp màng phía dưới lá mang. Tiến hành hai bên mang cá. Sau đó sử dụng kỹ thuật lôi toàn bộ mang và nội tạng cá ra ngoài. Mà không làm tổn thương cá nhiều nhất có thể.
Bước 7: Làm sạch cá
Cá được rửa sạch cẩn thận. Từ lớp nhớt bên ngoài thân cá cho tới phần máu đông còn sót lại trong quá trình loại bỏ nội tạng cá. Sau đó vây lưng của cá ngừ cũng bị cắt ngắn 2/3 đi.
Bước 8: Ngâm hạ nhiệt trung gian
Cá sau khi được sơ chế xong. Sẽ được bọc trong một lớp túi vải hoặc túi nilong có đục lỗ. Sau đó, đưa cá vào thùng ngâm hạ nhiệt. Tùy vào trọng lượng của cá mà thời gian ngâm cá mỗi lần sẽ khác nhau.
Ngâm từ 1-2 lần sẽ phải thay nước. Nhiệt độ ngâm cá luôn đảm bảo ở 15-18 độ C. Mục đích của bước này là giảm thân nhiệt cá từ từ xuống và làm sạch hoàn toàn nhớt cá.
Bước 9: Ngâm hạ nhiệt sâu
Cá sau khi trải qua bước ngâm hạ nhiệt trung gian sẽ được thay túi mới để chuyển sang ngâm hạ nhiệt sâu. Khi được đưa xuống, cá sẽ được cố định bằng hệ thống cùm để không có sự xê dịch trong quá trình ngâm. Nhiệt độ ngâm cá luôn ở mức từ âm 2 độ C tới 0 độ C
Bước 10: Bảo quản
Trải qua tất cả các bước trên. Cá sẽ được mang đến hầm bảo quản. Bụng và mang cá sẽ được nhồi đầy đá. Ở mỗi lớp cá sẽ được dải một lớp đá dày từ 25-30cm. Sau 24 giờ bảo quản lớp đá sẽ được thay mới.
Thời gian sử dụng của cá ngừ đông lạnh
Khi bạn mua cá sử dụng. Thời gian sử dụng cá sẽ được in trên bao bì. Thời gian tốt nhất để dùng là tối đa 30 ngày kể từ khi đánh bắt. Ngoài ra, trên lý thuyết cá ngừ mua về nếu được cấp đông trong tủ lạnh ở nhiệt độ âm 18 đến âm 30 độ C sẽ dự trữ được 12 tháng.
Nếu ở nhiệt độ thấp hơn âm 36 độ C thì thời gian có thể lên tới năm rưỡi. Tương đương 18 tháng. Tuy nhiên cá ngừ để càng lâu giá trị dinh dưỡng sẽ càng dần mất đi. Chất béo của cá sẽ bị mất đi trong quá trình cấp đông và rã đông. Do đó, nên hạn chế mua những túi cá có thời gian cấp đông quá lâu.
Ăn cá ngừ đông lạnh có tốt không?
Cá ngừ đông lạnh được làm đông đúng cách và bảo quản hợp lý thì giá trị dinh dưỡng ngang với cá ngừ tươi. Cá đều chứa nhiều dưỡng chất như protein, omega 3, DHA, sắt,… Các lợi ích cá ngừ đông lạnh mang lại cho sức khỏe con người như phát triển trí não, tăng cường thị giác, bảo về gan, cải thiện và phát triển hệ tim mạch.
Thậm chí cá ngừ đông lạnh còn được cho là tốt hơn cá ngừ tươi. Đặc biệt là khi sử dụng chế biến các món ăn sống như sashimi, sushim gỏi cá. Bởi trong quá trình cấp đông đã làm tiêu diệt bớt những vi khuẩn, ký sinh trùng có hại với cơ thể con người. Mà cá ngừ tươi sống phải nấu chín mới có thể loại bỏ những sinh vật đó được.
Cá ngừ đông lạnh giá bao nhiêu?
Cá ngừ đông lạnh có nhiều mức giá khác nhau. Tùy theo loại cá và địa điểm bán cá. Cá ngừ đông lạnh thường sẽ được tìm thấy ở dạng phi lê hoặc từng khúc cá được đóng trong túi hút chân không. Hầu như rất ít nơi bán cá ngừ đông lạnh nguyên con. Nếu là cá ngừ đại dương phi lê mức giá sẽ dao động từ 285.000 đ/kg đến 350.000 đ/kg.
Mua cá ngừ đông lạnh ở đâu?
Hiện nay có rất nhiều địa điểm mua bán cá ngừ đông lạnh. Bạn có thể dễ dàng tìm mua cá ở cá siêu thị bán hải sản, hay các siêu thị lớn bán thực phẩm,… Ngoài ra, bạn cũng có thể mua hàng trực tuyến với rất nhiều gian hàng được bày bán đa dạng mẫu mã, giá cả khác nhau trên internet.
Địa điểm mua cá ngừ đông lạnh ở Hà Nội
- CLEVERFOOD: 10/106 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội
- Vua Biển Hà Nội:90-92 Tôn Đức Thắng Hà Nội
- FRESH FOODS: 25 Gia Quất, Thượng Thanh, Long Biên, Hà Nội
- Ship Hải Sản: Số 6 Ngõ 529 Ngô Gia Tự, Long Biên, Hà Nội
- Phúc Hải Sản: Thái Phù, Mai Đình(gần sân bay quốc tế Nội Bài), Quận Sóc Sơn
Địa điểm mua cá ngừ đông lạnh ở Hồ Chí Minh
- Nguyên Hà Food: 14/7 Bis Kỳ Đồng , Phường 9, Quận 3, Hồ Chí Minh
- Ship Hải Sản: Số 11 QL1A , Phường Trung Mỹ Tây, Quận 12, Hồ Chí Minh
- AeonEshop: Số 30 Bờ Bao Tân Thắng, Phường Sơn Kỳ, Quận Tân Phú,Hồ Chí Minh
- Vị Biển Miền Trung: 28c Đường 147, Tổ 7, Khu 3, Phường Phước Long B, Quận 9, Hồ Chí Minh
- Tú Hải Sản: 15A Hoàng Hoa Thám, Phường 13, Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh
- Hải Sản Ông Giàu: 80/28 Đường số 9, KP5, Phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức
Cách rã đông cá ngừ đông lạnh đúng cách
Rã đông đúng cách là điều rất quan trọng trong khâu chế biến thức ăn. Tuy nhiên lại rất ít người để ý đến vấn đề này. Nếu làm sai cách có thể tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khẩn xâm nhập. Vậy làm sao để rã đông cá ngừ đúng cách? Bạn hãy tham khảo cách dưới đây nhé!
Rã đông bằng nước lạnh
Cách rã đông này rất đơn giản. Bạn chỉ cần cho cá ngừ đông lạnh vào chậu nước. Sau đó ngâm tới khi cá được rã đông hoàn toàn. Trong quá trình ngâm thì phải buộc kín miệng túi để nước không vào cá. Và cứ 30 phút lại thay nước một lần.
Rã đông bằng gừng
Cách rã đông này rất hiệu quả. Tuy nhiên lại ít người biết đến và sử dụng phương pháp này. Bạn chỉ cần đập dập gừng cho vào thau nước lạnh hoặc nước hơi ấm. Tuyệt đối không dùng nước nóng.
Sau đó để cá ngừ ngâm. Thời gian cá tan hoàn toàn phụ thuộc vào kích thước của cá. Phương pháp này không chỉ rã đông mà còn giúp cá giữ được độ tươi ngon.
Rã đông bằng tủ lạnh
Đây chắc hẳn là phương pháp được nhiều người biết đến và sử dụng nhiều nhất. Cách này bạn có thể dùng cho tất cả các loại thực phẩm đông lạnh. Từ cá, tôm, thịt,… Cho tới các thực phẩm cao cấp như cua hoàng đế đông lạnh, tôm hùm,…Cách làm của phương pháp này chỉ cần cho cá ngừ vào ngăn mát tủ lạnh.
Tốc độ cá ngừ tan nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào khối lượng, kích cỡ của miếng thịt. Nếu rã đông đúng cách thì sẽ hạn chế được sự xâm nhập của hải sản. Vì thế trước khi chế biến, hãy chú trọng khâu rã đông này trước tiên. Để giúp thịt cá ngừ vừa an toàn vệ sinh thực phẩm, vừa có hương vị tươi ngon.
Cá ngừ đông lạnh làm món gì ngon?
Mỗi loại cá ngừ sẽ có cách chế biến khác nhau. Như cá ngừ tươi hay cá ngừ đóng hộp đều có nấu ra những món ngon cuốn hút. Và cá ngừ đông lạnh cũng vậy. Cá ngừ đông lạnh có thể chế biến được rất nhiều món như cá ngừ tươi. Mà hương vị thì không hề thua kém một chú nào.
1. Cá ngừ sashimi
Cá ngừ sashimi là món ăn được nhiều người sử dụng cá ngừ đông lạnh nhất. Bởi cá ngừ đông lạnh không chỉ có hương vị tươi ngon như cá ngừ tươi. Mà cá ngừ đông lạnh còn được đánh giá là an toàn hơn cá ngừ tươi. Thịt cá ngừ sau khi rã đông sẽ được thấm sạch nước và thái thành từng miếng vừa ăn để thưởng thức.
Cá ngừ béo mềm, thơm mùi đại dương ăn cùng với mù tạt cay nồng. Càng ăn càng thấy béo ngậy. Bên cạnh đó, bạn còn có thể ăn kèm với gừng ngâm, lá kim hoặc lá tía tô, củ cải bào. Để thưởng thức món ăn được trọn vị, bạn hãy lựa chọn những miếng cá ngừ đảm bảo chất lượng để sử dụng nhé.
Cách Làm Cá Ngừ Sashimi Giữ Trọn Vị Cá – Thơm Ngon Thượng Hạng
2. Cháo cá ngừ
Cháo cá ngừ là món ăn rất bổ dưỡng và lành tính. Món ăn này từ trẻ nhỏ đến người già đều có thể thưởng thức mà không cần phải lo ngại chi. Cách nấu cháo tương tự như các loại cháo cá khác. Nếu như bạn nấu cho trẻ nhỏ thì có thể xay nhuyễn ra như bột để các bé dễ ăn hơn.
Cháo cá ngừ nóng hổi, bốc khói nghi ngút. Hòa cùng mùi thơm đặc trưng của tiêu xay . Và hương thơm nhẹ của các loại rau thơm vô cùng kích thích khứu giác. Khi ăn vào thì cá ngừ mềm, béo, không hề tanh. Cháo đậm đà, có vị cay nhẹ của hạt tiêu.
3. Cá ngừ kho
Có rất nhiều cách chế biến cá ngừ đông lạnh kho. Bạn có thể kho cá với thơm (dứa), cà chua, măng, kho tiêu,…Mỗi cách kho sẽ mang một hương vị khác nhau. Nhưng dù là kho cá ngừ cùng gì thì hương vị cá ngừ vẫn vô cùng ngon.
Thịt cá chắc, trắng muốt, dù bị kho lâu nhưng không hề mềm nát. Nhai lâu sẽ thấy vị béo ngậy, bùi bùi và ngọt tự nhiên. Cá kho được nêm nếm gia vị đậm đà nên rất thích hợp ăn cùng với cơm nóng. Đảm bảo bạn sẽ mê ngay món này từ miếng đầu tiên.
4. Bún cá ngừ
Bún cá ngừ là một món ăn nổi tiếng ở miền Trung. Nhưng tùy vào mỗi địa phương mà cách chế biến sẽ có một chút khác biệt. Nhưng về cơ bản, cách nấu món này sẽ khá giống nhau. Thời gian chế biến món này sẽ kéo dài hơn một tiếng. Nhưng thành phẩm lại rất tuyệt vời.
Thịt cá ngừ được tẩm ướp vừa miệng, bún nóng trơn mềm. Ăn cùng rau sống và chấm thêm chút mắm ớt cay. Nhất định sẽ khiến bạn vừa ăn vừa tấm tắc khen ngon. Món ăn này tuy hơi lâu nhưng cách chế biến không hề quá khó. Bạn có thể thử sức nấu bún cá ngừ tại nhà.
5. Cá ngừ áp chảo
Cá ngừ áp chảo là món ăn mà bạn nhất định phải thử qua. Hương vị món ăn này vô cùng hấp dẫn. Đó là sự kết hợp hoàn hảo giữ thịt cá ngừ ngoài chín, trong tái. Thịt cá bên ngoài được áp chảo màu vàng tươi, đẹp mắt. Thì bên trong là màu hồng vô cùng hấp dẫn.
Cá ngừ áp chảo có hương vị thơm, mềm, ngọt và béo ngậy. Chấm thêm cùng chút sốt phô mai mằn mặn ăn rất đưa miệng. Đặc biệt thời gian để chế biến món này rất ngắn. Nhưng mùi vị lại rất tuyệt vời. Món ăn này cũng rất được nhiều người yêu thích. Và xuất hiện nhiều trong các bữa tiệc hải sản.
6. Cá ngừ hấp hành gừng
Cá ngừ hấp hành gừng ngon nhất khi thưởng thức nóng. Vì thế sau khi hấp cá xong, bạn hãy dùng luôn nhé. Nếu như chưa dùng hết thì hãy bảo quản cá trong tủ lạnh. Khi nào ăn thì sẽ hâm nóng thêm lần nữa.
Cá ngừ hấp hành gừng có cách làm đơn giản, dễ dàng chế biến. Ai cũng có thể làm được ngay tại nhà mà hương vị rất thơm ngon. Thịt cá đậm đà, thơm mùi gừng. Chấm cùng nước mắm ớt hoặc muối tiêu chanh thì khó lòng mà cưỡng lại được.
Chế biến cá ngừ đông lạnh không hề khó khăn hay phức tập. Chỉ cần được xử lý đúng cách thì hương vị của cá ngừ đông lạnh không hề kém cạnh gì so với cá ngừ tươi. Vì thế bạn có thể an tâm sử dụng cá ngừ cấp đông. Trên đây là tổng hợp những thông tin chi tiết về cá ngừ đông lạnh. Hy vọng bài viết cung cấp được những thông tin bạn đang quan tâm.
Nguồn tham khảo
- Nguyen Ha Food. (2021). Cá ngừ phi lê đông lạnh đóng bao. [online] nguyenhafood.vn. Có tại: https://nguyenhafood.vn/detail/phi-le-ca-ngu-dong-lanh-dong-bao-frozen-tuna-fillet-996.html [Truy cập ngày 13/02/2022]
- Hải Sản Xanh. (2021). Cách Chế Biến Cá Ngừ Đại Dương Đông Lạnh. [online] haisanxanh.com. Có tại: https://haisanxanh.com/cach-che-bien-ca-ngu-dai-duong-dong-lanh.html [Truy cập ngày 13/02/2022]
- Vinmec.(2021). Ăn cá ngừ sống có tốt không?. [online] vinmec.com. Có tại: https://vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dinh-duong/ca-ngu-song-co-tot-khong/ [Truy cập ngày 13/02/2022]
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!