Cách Ăn Cua Hoàng Đế Trọn Vị Thơm Ngon Không Lo Sót Thịt
Bạn đang phân vân trong cách chế biến cua hoàng đế sao cho trọn hương vị thơm ngon của cua. Bạn đang gặp khó khăn không biết ăn cua sao cho đúng cách. Vậy thì đừng lo, hôm nay haisan.online sẽ giới thiệu với bạn cách ăn cua hoàng đế sao cho chuẩn một cách chi tiết và dễ hiểu nhất.
Cách ăn cua hoàng đế? Ăn cua hoàng đế có tốt không?
Cua hoàng đế tên tiếng anh là King Crab là loại thủy hải sản được xếp vào thực phẩm cao cấp. Với giá trị dinh dưỡng cao, hương vị thơm ngon và tiềm năng kinh tế mang lại lớn. Thịt cua hoàng đế mang lại rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Cụ thể là nhiều protein, ít chất béo hòa tan, nhiều loại vitamin và các khoáng chất (wikipedia, 2022).
Vitamin A trong thịt cua sẽ cung cấp cho bạn một nguồn dinh dưỡng tốt đến cho mắt. Giúp mắt hạn chế việc các vấn đề liên quan đến như mỏi mắt, cận,… Không chỉ thế cua hoàng đế mang lại một lượng lớn vitamin C và vitamin B12 sẽ giúp tế bào hồng cầu được tái tạo nhanh hơn.
Tuy cua hoàng đế cung cấp nhiều chất dinh dưỡng nhưng bạn cũng không nên ăn quá nhiều. Vì trong thịt cua chứa một lượng lớn cholesterol. Nếu lượng cholesterol quá cao trong một thời gian dài sẽ khiến các mạch máu dễ bị tắc nghẽn. Từ đó cản trở việc máu lưu thông lên não bộ. Dễ gây ra các bệnh như đau đầu, đau tim, nhồi máu cơ tim, xơ vỡ động mạch, đột quỵ,…
Cách ăn cua hoàng đế đúng chuẩn
Cách sơ chế cua hoàng đế
Khi chế biến cua hoàng đế bạn hãy dùng bàn chải nhỏ và chà toàn bộ người cua hoàng đế cẩn thận. Sau khi đã rửa sạch cua thì bạn lật ngược cua lại và tách bỏ phần yếm và cắt đi phần miệng cua tránh mùi hôi trong quá trình chế biến.
Nếu món ăn bạn chế biến cần tách người cua hoàng đế ra thành nhiều phần. Thì hãy chú ý đến phần dạ dày của cua trong mai. Hãy dùng một cái thìa nhỏ nhẹ nhàng loại bỏ phần đó. Tránh làm vỡ dạ dày bởi vì trong đó có rất nhiều cát bẩn.
Nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí và thời gian trong cách sơ chế thì có thể chọn mua cua hoàng đế đông lạnh. Cua hoàng đế đông lạnh thường đã được hấp sơ qua để giữ lại hương vị trước khi đông lạnh. Vì thế bạn sẽ không phải sơ chế gì cả. Chỉ cần rã đông đúng cách bằng một trong hai phương pháp: rã đông bằng tủ lạnh và rã đông bằng lò vi sóng là có thể mang đi chế biến liền.
Phương pháp rã đông bằng lò vi sóng sẽ tiết kiệm thời gian nhưng hương vị cua bị giảm đi đôi chút. Còn nếu rã đông bằng tủ lạnh thì sẽ giữ được trọn vị cua mua về nhưng tốn thời gian rất nhiều. Thời gian rã đông thường kéo đến 6-8 tiếng. Ngoài ra, đừng ra đông quá sớm trong thời gian lên đến một vài ngày trước khi nấu nha.
Một số lưu ý khi ăn cua hoàng đế
Đầu tiên, không phải ai cũng có thể ăn được cua. Bởi vì trong thịt cua chứa tính hàn nên những người đang ốm, sốt, cảm cúm. Hoặc mắc bệnh liên quan đến dạ dày, rối loạn tiêu hóa hay huyết áp cao, chỉ số mỡ máu cao không nên ăn. Nếu muốn thưởng thức hay cân nhắc kĩ trước khi ăn. Tránh gây ra những ảnh hưởng không đáng có tới sức khỏe.
Thịt cua hoàng dế kị với các loại quả chứa axit tannic như cam, chanh, lê,… Bởi khi gặp loại chất này thịt cua sẽ phản ứng hóa học làm hỗn hợp kết tủa. Hỗn hợp này sẽ không được hấp thụ hay đào thải ra ngoài. Điều này lâu dần sẽ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, làm bạn đau bụng, buồn nôn thậm chí là ngộ độc.
Cũng bởi vì cua có tính hàn nên sau khi ăn cua xong bạn không nên ăn các loại thức ăn lạnh hay uống nước đá. Vì khi ta làm thế tính hàn trong người ta lại càng tăng lên. Gây ảnh hưởng tới dạ dày, làm dạ dày bạn giảm nhiệt độ tạo thành các cơn đau, lạnh bụng, tiêu chảy.
Cần tây và mật ong cũng không nên ăn hay kết hợp chế biến cùng thịt cua hoàng đế. Vì thịt cua hoàng đế chứa nhiều protein trong khi cần tây lại cản trở quá trình hấp thụ protein. Điều này làm cho cơ thể khó khăn trong quá trình hấp thụ cũng như trao đổi chất. Còn mật ong có tác động không tốt tới đường tiêu hóa, khiến cơ thể tiêu chảy, ngộ độc.
Bạn cũng không nên ăn hồng sau khi vừa thưởng thức thịt cua mềm ngọt. Vì trong hồng có một số chất phản ứng được với protein trong thịt cua hoàng đế. Phản ứng đấy sẽ tạo thành các chất rắn không tan, không bị hấp thụ hay chuyển hóa. Lâu dần sẽ gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày, buồn nôn, đau bụng.
Cuối cùng, sau khi ăn cua hoàng đế xong không nên uống trà. Bởi khi nước trà vào trong cơ thể sẽ làm loãng axit ở dạ dày chúng ta. Lúc này các chất từ nước trà cũng như các chất ở thịt cua gặp nhau và có các phản ứng không tốt. Một số thành phần sẽ bị cô đọng lại. Lúc đó, cơ thể sẽ phản ứng lại và bạn sẽ cảm thấy lạnh bụng, đau bụng thậm chí là tiêu chảy.
Gợi ý 8 món ăn cua hoàng đế dễ chế biến
Cua hoàng đế khi chín sẽ có màu đỏ vô cùng bắt mắt. Hương vị thơm ngon như chứa cả đại dương đã chiếm trọn trái tim của nhiều thực khác ngay những phút giây đầu. Có rất nhiều cách ăn cua hoàng đế, bạn có thể thoải mái lựa chọn những món phù hợp với khẩu vị của bản thân và gia đình để chế biến. Dưới đây là một số gợi ý cho bạn về các món được chế biến từ loại hải sản cao cấp này.
1. Cua hoàng đế nướng giấy bạc
Bạn có thể chế biến cua hoàng đế nướng giấy bạc bằng bếp than hay lò vi sóng đều được. Khi ướp cua với các nguyên liệu cần có hãy bọc kín cua hoàng đế lại. Nếu nướng bằng bếp than hãy chọn than hoa hay còn được gọi là than củi. Điều này sẽ làm món ăn thơm ngon hơn.
Thịt cua khi chín có mùi hương vô cùng hấp dẫn. Càng cua chín đều có màu đỏ tươi, gia vị được nêm nếm vừa miệng khiến hương vị vô cùng đậm đà. Không chỉ thế mùi gừng tươi và tiêu xay được ướp cùng tạo lên mùi thơm cuốn hút khiến món ăn kích thích vị giác của bất kỳ thực khách nào khi ăn.
Xem thêm: Cua Hoàng Đế Nướng: Tổng Hợp Cách Chế Biến Thơm Ngon
2. Cua hoàng đế luộc sả
Cua hoàng đế luộc sả là món ăn chế biến vô cùng đơn giản. Giúp bạn cảm nhận vị cua nguyên bản ngon ngọt khi không được nấu quá nhiều nguyên liệu. Bạn chỉ cần sơ chế cua và tách nhỏ thành nhiều phần cho dễ luộc. Lúc luộc cua thì cho vài nhánh sả vào luộc cùng. Luộc khoảng 15 phút thì cua chín là có thể mang ra thưởng thức.
Để cua đậm đà hơn hãy chấm cùng muối tiêu chanh, muối ớt hay sốt chấm hải sản. Ăn ngay khi cua còn nóng như thế sẽ ngon hơn lúc cua nguội lạnh. Mùi sả thơm lừng không chỉ giúp món ăn hấp dẫn hơn. Mà sả còn tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, đầy bụng, đau dạ dày.
3. Lẩu cua hoàng đế
Lẩu cua hoàng đế có cách chế biến khá giống với các món lẩu hải sản khác. Món ăn này bạn cũng có thể chế biến ở tại nhà mà không cần phải mất công ra tiệm. Nguyên liệu cần có là tương Miso, cua biển (cua hoàng đế) và các loại rau củ quả ăn kèm tùy theo sở thích của bạn.
Tương Miso bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng tiện lợi, siêu thị lớn hay các cửa tiệm chuyên bán đồ Nhật Bản. Sau đó đã đầy dủ nguyên liệu,bạn chế biến tương tự như các món lẩu bình thường khác. Có một lưu ý nhỏ là tránh để tương Miso không tan hết, khi cho vào nồi hãy dùng rây đánh tan trước.
4. Súp cua hoàng đế
Súp cua hoàng đế là món ăn thơm ngon chứa nhiều chất dinh dưỡng mà ai ai cũng thích. Tuy nhiên cách chế biến món này sẽ hơi cầu kỳ bởi cần chuẩn bị rất nhiều nguyên liệu. Các nguyên liệu bạn cần có là thịt cua hoàng đế, thịt gà, hạt ngô, nấm hương, cà rốt, nấm mèo, xương hầm, tôm, rau thơm,… Và một số gia vị như muối, mì chính, tiêu xay,…
Súp cua thơm ngon hay không phụ thuộc rất nhiều vào quá trình sơ chế và độ tươi ngon của các nguyên liệu. Vì thế hãy tỉ mỉ từng bước một để có thể chế biến thành công món súp cua hấp dẫn này nhé. Súp cua hoàng đế sóng sánh, bắt mắt, có hương vị ngọt thanh từ nước dùng, thơm mềm của thịt của, sần sật của nấm mèo. Tất cả hòa quyện lại khiến món ăn ngon khó cưỡng.
5. Cua hoàng đế hấp bia
Cua hoàng đế hấp bia là món ăn dành cho ai vừa muốn thưởng thức rõ vị thịt cua hoàng đế. Vừa muốn chế biến đơn giản,nhanh gọn không tốn quá nhiều thời gian và công sức đi tìm mua nguyên liệu. Bạn chỉ cần đặt cua lên xửng hấp kèm theo chút gừng, hành lá, hành tây.
Sau đó đổ bia lên trên người cua cho tới khi mức bia bằng 1/2 nồi hấp thì dừng lại. Bật bếp hấp lên thôi. Chờ khoảng 15-20 phút tùy vào kích thước thì cua sẽ chín và mang ra thưởng thức được luôn. Mùi bia thơm dịu hòa với vị ngọt của thịt cua mang hơi thở của đại dương nhất định sẽ khiến bạn gục ngã ngay miếng đầu tiên thưởng thức.
6. Cua hoàng đế sốt bơ tỏi
Cua hoàng đế lại vô cùng hợp nấu cùng với tỏi. Khi hai nguyên liệu này được chế biến cùng nhau sẽ mang lại công dụng giải phóng độc tố, dưỡng tích khi trong cơ thể chúng ta. Giúp cơ thể ta khỏe mạnh, thoải mái hơn.
Cua hoàng đế sốt bơ tỏi là món ăn dễ dàng chinh phục được mọi thực khách cho dù đó là một người kén ăn. Bởi hương vị thơm ngon, thịt cua trắng mềm, vị ngọt tự nhiên hòa quyện với hương bơ thơm dịu béo ngậy. Bạn có thể thức thưởng riêng cua hoàng đế sốt bơ tỏi hoặc ăn kèm cùng bánh mì giòn hay mì ý.
Cua Hoàng Đế Sốt Bơ Tỏi: Chi Tiết Cách Chế Biến Thơm Ngon Đúng Điệu
7. Cua hoàng đế nướng muối ớt
Đây là một món ăn vô cùng thích hợp dành cho các tín đồ thích món nướng. Đặc biệt trong tiết trời se se lạnh của thời tiết mùa đông thì nhất định mọi người càng không nên bỏ qua. Cua chín chuyển màu đỏ cam tươi mắt, có chút cháy xém các cạnh.
Khói nống bốc lên nghi ngút hòa cùng mùi hương cay nhẹ của ớt. Thịt cua mềm ngọt, mang đậm dấu ấn đại dương, muối ớt đậm đà, cay cay tê tê đầu lưỡi khiến ai ăn cũng phải suýt xoa.
Cua hoàng đế nướng muối ớt có thể nướng bằng cả lò vi sóng và bếp than. Nếu bạn có thời gian thì có thể nướng bằng bếp than và sử dụng than hoa để nướng. Điều này sẽ giúp thịt cua thơm ngon, ngọt dai hơn. Ngược lại, nếu không có thời gian thì nướng bằng lò vi sóng vừa tiện lợi, nhanh gọn, hương vị cũng không hề thua kém nướng bằng than.
8. Cua hoàng đế nướng phô mai
Cua hoàng đế nướng phô mai là một món ăn được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị độc đáo mà món ăn này mang lại. Món ăn kết hợp giữa thịt cua thanh ngọt, phô mai béo ngậy, dai dai, kéo dài đã mắt. Cách làm cua hoàng đế nướng phô mai rất giống với cua hoàng đế nướng muối ớt.
Nhưng bạn có thể căn chỉnh nguyên liệu trong công thức sao cho phù hợp. Nếu bạn thích ăn phô mai thì hãy cho nhiều hơn so với khối lượng trong công thức. Ngược lại nếu bạn không thích béo, hoặc đang giảm cân thì hạn chế số lượng phô mai lại.
Cua sau khi nướng chín thơm lừng, phô mai bên ngoài cưng cứng, dai dai, bên trong hòa lần với thịt cua, nóng mềm tan chảy. Ta có thể dễ dàng kéo thành từng sợi phô mai vàng ươm. Hương vị ngọt thanh của thịt cua và vị mằn mặn của phô mai, cùng mùi thơm của tiêu xay làm món ăn trở nên vô cùng đậm đà, đưa miệng.
Có rất nhiều cách ăn cua hoàng đế với đa dạng phương pháp chế biến từ hấp, nướng, sốt, luộc,… Mỗi cách làm sẽ có đặc điểm và hương vị riêng. Do đó, hãy lựa chọn những món ăn phù hợp với khẩu vị của mình để thưởng thức trọn vẹn hương vị thơm ngon của cua hoàng đế.
Nguồn tham khảo:
- Hải sản Hữu Bô. (2021). Cách ăn cua hoàng đế. [online] haisanhuubo.com. Có tại: https://haisanhuubo.com/cach-an-cua-hoang-de/ [Truy cập ngày 03/02/2022]
- Hải Sản Hoàng Long. (2020). Các món ăn chế biến từ chân cua hoàng đế. [online] haisanhoanglong.com. Có tại: https://haisanhoanglong.com/cac-mon-che-bien-tu-chan-cua-hoang-de/ [Truy cập ngày 16/03/2022]
- Hải Sản Phương Nam. (2021). cua hoàng đế chỉ ăn được chân thôi mà tại sao đắt đỏ đến thế?. [online] haisanphuongnam.com. Có tại: https://haisanphuongnam.com/tin-tuc/cua-hoang-de-chi-an-duoc-chan-thoi-ma-tai-sao-dat-do-den-the-15.html [Truy cập ngày 03/02/2022]
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!