Cách Ăn Cua Biển “Không Bỏ Sót Thịt” Đúng Chuẩn Sang Chảnh
Cua biển là món ăn không còn xa lạ với chúng ta. Một món ăn thơm ngon và đầy đủ chất dinh dưỡng nên được rất nhiều gia đình Việt ưa chuộng. Vậy cách ăn cua biển như thế nào mới đúng chuẩn? Bài viết dưới đây Haisan.online sẽ giới thiệu đến bạn các cách ăn cua biển sao cho chuẩn vị, hoàn hảo nhất.
Cách ăn cua biển đúng cách tránh bị lãng phí
Ăn cua biển đã lâu, nhưng chưa chắc bạn đã biết ăn cua biển đúng chuẩn để không bị bỏ sót thịt. Cua biển là loại thực phẩm dễ ăn tuy nhiên việc tác thịt của chúng không phải điều đơn giản. Nhiều người không biết cách gỡ thịt nên đã bỏ phí chúng. Vậy nên trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn cách ăn cua biển chuẩn nhất, sạch sẽ nhất.
Cách làm thịt cua biển nhanh gọn
Cua biển khi còn tươi rất khỏe, đặc biệt là cua biển Cà Mau, cua biển thịt,…Chúng dễ gây tổn thương cho chúng ta và làm ảnh hưởng đến quy trình chế biến. Vậy làm sao để làm thịt cua biển nhanh gọn và dễ dàng? Đó là điều không phải ai cũng có thể làm được. Cùng tham khảo các bước làm bên dưới nhé!
Mẹo nhỏ dành cho bạn là không nên gỡ dây trên mình cua nếu chưa gây tê liệt các chi để bạn dễ dàng là thịt hơn. Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như dao, kéo, các dụng cụ để đựng gạch cua. Dùng dao lược bỏ lá phổi cua không có màu xám và xốp. Đây là phần không ăn được, gây huy hiểm nên tránh.
Để tách được thịt cua, ta dùng lực tay chia cua thành hai phần. Vậy là bạn có thể lấy phần thịt từ mình cua một cách dễ dàng và không bỏ phí. Thao tác nhanh, một tay giữ cua và tay còn lại kéo các chân của cua để lấy thịt từ chân. Cuối cùng giữa dao theo chiều nhất định, nhấn mạnh để bẻ gãy vỏ. Khi đó ta thu được lượng lớn thịt từ thân cua để chế biến món ăn.
Ngoài ra, bãy làm thịt cua thật nhẹ nhàng tránh tác động mạnh. Giết nhanh để không làm ảnh hưởng đến chất lượng thịt. Nếu bạn nóng vội không tỉ mỉ sẽ làm cho các mảnh vụn cua vỡ ra ngoài khiến cho lượng thịt bị nát. Điều đó sẽ làm mất cảm tình với người thưởng thức và không được ngon mắt.
Tham khảo: Cua Biển Sống Ở Nước Ngọt Được Không? Những Lưu Ý Về Việc Nuôi Cua Biển
Cách ăn chân cua biển đúng, không bị bỏ sót thịt
Chân cua là bộ phận chứa ít thịt nhất trong toàn bộ thân cua. Tuy nhiên lượng thịt của chân cua khá ngon vậy nên chúng ta không nên bỏ phí bất kì bộ phận nào trên cơ thể của chúng. Với bài bước xử lý đúng bạn hoàn toàn có thể tách phần thịt cua từ chân chúng một cách dễ dàng.
Nếu ai tinh ý, hay quan sát thì sẽ thấy thông thường trên chân cua sẽ có 2-3 khớp. Ta tiến hành bẻ từng khớp của chúng, lấy kéo cắt 2 đầu để dễ dàng lấy thịt. Phần chân nhỏ của cua là một công cụ để có thể đẩy phần thịt trong chân cua một cách dễ dàng. Vậy là chúng ta đã thưởng thức được hết phần chân cua, không bị bỏ phí.
Bài viết: Cua Biển Làm Món Gì Ngon – Top 15 Các Món Ăn Bổ Dưỡng Từ Cua Biển
Cách ăn càng cua dễ dàng nhất
Càng cua là bộ phận khó ăn nhất, chẳng hạn như cua hoàng đế, cua biển xanh. Chúng rất chắc và cứng nên gây ra nhiều khó ăn cho người ăn. Mặc dù vậy nhưng nếu thực hiện đúng quy trình các bước thì việc ăn càng cua trở nên rất đơn giản. Hãy chú ý các bước ăn sau để dễ dàng hơn trong việc xử lý càng cua biển.
Trước tiên ta thực hiện thao tác bẻ càng riêng tách biệt với khỏi thân cua. Dùng vật nhọn rạch một khoảng nhỏ vào phía vỏ càng. Chỉ cần lực của tay ấn nhẹ vàng càng cua thì bạn có thể lấy được thịt nguyên vẹn. Chúng không bị nát hay còn dính lại trên càng cua. Rất dễ xử lí, chỉ cần chúng ta để ý kĩ một chút thì có thể làm một cách dễ dàng.
Cách ăn phần thịt trên thân cua biển
Phần thịt trên thân cua rất nhiều, vậy nên hãy tận dụng hết mức có thể loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng này, nhất là khi nấu cua biển cho em bé. Đầu tiên ta tiến hành bóc tách những phần không ăn được của thân cua. Và tiếp đến tách phần mai cua một cách cẩn thận. Ta thu lại một thân cua hoàn chỉnh không vỡ vụn là đạt.
Để dễ dàng loại bỏ những bộ phận không nên ăn trên phần thân. Chúng ta nên cắt đôi mình của chúng. Dùng kéo lược bỏ sạch miệng cua, mang cua. Vậy là chúng ta có thể thưởng thức đầy đủ, trọn vẹn phần thân cua một cách hoàn hảo.
Nhìn chung, việc ăn cua biển sao cho đúng không phải là một chuyện quá khó hay phức tạp. Chỉ cần chúng ta lưu ý một số điều cơ bản trên là có thể ăn sạch thịt cua biển, không phí phạm thức ăn. Bạn sẽ cảm thấy ngon miệng hơn khi biết cách ăn hợp lý.
Ngoài ra bạn có thể xem video clip dưới đây để nắm bắt được kỹ năng ăn cua biển đúng cách không bị lãng phí.
Một số lưu ý khi ăn thịt cua biển
Thịt cua biển là món ăn dinh dưỡng rất hấp dẫn vậy nên thu hút được nhiều thực khách. Cua biển chế biến được rất nhiều món ăn đẹp mắt và ngon miệng. Tuy nhiên khi ăn thịt cua bạn nên chú ý những điều này để không rước nguy hiểm vào mình.
Bộ phận nào trong cua biển không nên ăn?
Chúng ta nên lưu ý rằng, một con cua biển có rất nhiều bộ phận và không phải ở đâu cũng ta cũng nên ăn. Nếu ăn không đúng cách sẽ gây nên ngộ độc, tiêu chảy. Nặng hơn có thể khó thở, ảnh hưởng đến tính mạng. Đặc biệt lưu ý những bộ phận dưới đây của cua biển không nên ăn để bảo vệ sức khỏe.
- Mang cua: Đây là bộ phận giúp cua hô hấp, hơn hết là bộ phận bẩn nhất trong cua biển. Là nơi ký sinh trùng sinh sống và phát triển, vậy nên khi ăn vào rất nguy hiểm. Chúng ta cần loại bỏ ngay trước khi ăn. Phần mang cua có màu xám, rất độc hại cần tránh xa.
- Phần bao tử: Cua biển được biết đến là loài động vậy ăn tạp. Nguồn thức ăn của cua rất đa dạng nên trong phần bụng của chúng bẩn. Có nhiều vi khuẩn có hại trong bộ phận này nên phải vứt bỏ ngay. Lưu ý bao tử cua có màu đen, hình tam giác nhỏ trên phần bụng cua.
- Lòng cua: Là bộ phận nối liền với bao tử, vậy nên chúng không sạch sẽ. Tuyệt đối không được ăn, đây cũng là khu vục có nhiều ký sinh trùng. Vậy nên người ăn hoàn toàn không được đụng đến bộ phận này.
- Ruột cua: Là đoạn nối giữa dạ dày và rốn. Tại bộ phận này có chứa phân của cua, màu đen hoặc vàng khi ăn phải bỏ đi. Chúng nằm ngay góc trên của bụng cua nên khi bóc mai cua rất dễ thấy, người dùng cần chú ý.
Hãy chia sẻ những thông tin cần thiết này đến với mọi người để không có tình trạng đáng tiếc xảy ra khi ăn cua biển. Nếu ăn phải những bộ phận trên cần đi đến bệnh viện thăm khám ngay để có lời khuyên bổ ích từ bác sĩ. Không tự ý uống thuốc hay làm hành động nào khác để tránh phản ứng ngược.
Ai không nên ăn cua biển?
Cua biển không còn xa lạ gì với mọi người. Chúng nổi tiếng với nguồn thực phẩm nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể nạp vào cơ thể loại thức ăn này. Cua biển đặc biệt đối kỵ với những người mắc các chứng bệnh sau:
- Người mắc bệnh ngoài da
- Người có hệ đường ruột miễn dịch kém
- Người có tiền sử bệnh dạ dày
- Người bị bệnh gút, tiểu đường
- Người có huyết áp cao, mỡ trong máu
- Người bị cảm, ho có đờm
Trong gạch cua và thịt cua có nhiều chất purin, cholesterol nên làm ảnh hưởng nhiều đến quá trình tiêu hóa. Hơn hết vì cua tính hàn vị mặn nên những người mắc bệnh dạ dày và đường ruột nên tránh xa. Vị tanh của cua sẽ khiến cho chúng ta ho nặng và nhiều hơn. Vì vậy người dùng nên lưu ý không sử dụng cua biển khi cơ thể không khỏe mạnh và không phù hợp với thực phẩm trên.
Tham khảo: Bầu Ăn Cua Biển Được Không? Thắc Mắc Hàng Đầu Của Các Mẹ Bầu
Đối tượng cần lưu ý khi ăn cua biển
Nếu bạn muốn chế biến một loại thực phẩm nào đó hãy tìm hiểu kĩ về chúng liệu có phù hợp với bạn hay những thành viên trong gia đình bạn hay không nhé. Đặc biệt là những người mắc sáu căn bệnh trên, tiếp theo là trẻ em và bà bầu. Hãy tham khảo chuyên gia dinh dưỡng để bảo vệ cơ thể của mình.
Đối với trẻ em, không nên cho ăn cua biển quá sớm, trẻ em dưới 1 tuổi. Đây là loại thực phẩm khó tiêu hóa và dễ gây kích ứng. Vậy nên sẽ ảnh hưởng đến dạ dày, hệ miễn dịch của bé. Ngoài ra với những trẻ em hơn 1 tuổi, bạn có thể chế biến các món ăn từ thịt cua. Không nên sử dụng gạch cua vì chúng nhiều chất purin không tốt cho trẻ nhỏ.
Một điều khá quan trọng mẹ bầu nên lưu ý rằng không ăn cua biển trong thời kỳ mang thai 3 tháng đầu tiên. Trong thịt cua biển có một lượng nhỏ thủy ngân, hai chất độc hại dioxin và polychlorinated. Chúng có thể gây nên dị tật hệ thần kinh nếu mẹ bầu ăn phải. Mẹ bầu trên ba tháng có thể sử dụng bình thường để cung cấp nhiều khoáng chất tốt cho mẹ và bé.
Khi ăn loại cua biển, những người bình thường khác cũng nên chú ý những điều sau để không gặp vấn đề gì với sức khỏe. Không ăn cua sống hay cua đã chết không còn tươi, cua đã qua chế biến lâu ngày. Không được ăn cua biển với quả hồng. Bởi trong hồng có tannin sẽ gây ra những triệu chứng đau bụng, nôn ói ảnh hưởng mạnh đến đường ruột của chúng ta.
Chúng ta có thể bổ sung thực phẩm này 1-2 lần trên tuần để hạn chế thừa chất, tích tụ mỡ. Chú ý những điều cần thiết khi ăn cua và những người nên thận trọng khi ăn chúng. Nên tham khảo trước với bác sĩ dinh dưỡng để đảm bảo an toàn cho chính mình.
Ăn cua biển đúng cách sẽ giúp bạn thưởng thức được đầy đủ và trọn vẹn hương vị của món ăn. Hãy bỏ túi những mẹo vặt cơ bản này để có thể dễ dàng áp dụng khi ăn cua biển. Rất mong rằng những thông tin chúng tôi chia sẻ mang lại giá trị cho bạn để bạn có được nhiều kiến thức, kĩ năng mới mẻ hơn.
Nguồn tham khảo:
- Vietmec. (2021). Cua biển có tác dụng gì?. [online] vinmec.com. Có tại: https://vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dinh-duong/cua-bien-co-tac-dung-gi/ [Truy cập ngày 24/11/2022]
- Cooky. (2021). 4 Cách Chọn Cua Biển Ngon Nhiều Gạch Chắc Thịt Đơn Giản. [online] cooky.vn. Có tại: https://www.cooky.vn/blog/4-meo-co-ban-giup-ban-chon-mua-cua-bien-ngon-gach-chac-thit-1957 [Truy cập ngày 20/11/2022]
- Vietnamnet. (2021). Mẹo mua cua biển của ‘dân sành’: Chọn con nào trúng con đó. [online] vietnamnet. Có tại: https://vietnamnet.vn/meo-mua-cua-bien-cua-dan-sanh-chon-con-nao-trung-con-do-2010636.html [Truy cập ngày 20/10/2022]
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!