Em Bé Có Ăn Được Cua Biển Không? 7 Cách Nấu Cua Biển Cho Em Bé
Cua biển là một thực phẩm bổ dưỡng, cực kỳ có lợi cho sức khỏe. Cũng chính vì vậy, nhiều phụ huynh rất thích thêm cua biển vào thực đơn của các bé. Tuy nhiên, em bé có ăn được cua biển không? Những lưu ý nào cần quan tâm khi nấu cua biển cho em bé ăn? Cùng Haisan.online giải đáp những thắc mắc và gọi tên các món cháo cua biển cho em bé thông qua bài viết dưới đây nhé!
Em bé có ăn được cua biển không?
Cua biển là một thực phẩm giàu dinh dưỡng lại có hương vị thơm ngon, lạ miệng. Chính vì vậy, rất nhiều bậc phụ huynh thắc mắc rằng em bé có ăn được cua biển hay không? Câu trả lời là em bé hoàn toàn có thể ăn được cua biển. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào độ tuổi của bé cũng như cách chế biến các món ăn. Vậy nên, các bậc cha mẹ cần lưu ý một số quy tắc để đảm bảo an toàn cho con cái.
Bé mấy tháng ăn được cua biển?
Bố mẹ nên nấu cua biển cho em bé sau khi đứa trẻ đã làm quen với việc ăn dặm, nghĩa là vào khoảng khi đứa trẻ được 7 tháng tuổi. Đặc biệt, phụ huynh nên lưu ý bổ sung cua biển cho bé từng ít từng ít một để cơ thể bé dần thích nghi với chất đạm có trong cua.
Nếu như bố mẹ bé có cơ địa dễ dị ứng thì khả năng cao đứa trẻ cũng vậy. Trong tình huống này, bố mẹ cần thận trọng hơn. Bố mẹ có thể thử bằng cách cho bé húp thử canh cua biển trước khi ăn thịt cua. Nếu bé có dấu hiệu dị ứng với một số loại hải sản khác như cá, tôm,… thì cha mẹ cũng nên cân nhắc.
Thông thường, cha mẹ có thể nấu cua biển cho em bé từng ít một và tăng dần lên theo cảm tính. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh có thể tham khảo thêm khuyến nghị từ các chuyên gia:
- Từ 7 tháng tuổi, em bé có thể bắt đầu ăn cháo cua biển. Cháo cua nên nấu kèm các loại rau để đảm bảo nguồn dinh dưỡng đa dạng.
- Từ tháng 7 – 12, em bé có thể tăng lên, ăn từ 20 – 30 gam thịt cua biển/ bữa.
- Khi em bé được 1 – 3 tuổi, đứa trẻ có thể ăn từ 40 gam thịt cua đổ xuống/ bữa.
- Từ 4 tuổi trở lên, lượng thịt cua vừa đủ là 50 – 60 gam.
Ngoài ra, cha mẹ nên lưu ý không cho con ăn cua biển quá nhiều. Dù cua biển rất tốt nhưng với hàm lượng đạm quá cao sẽ không tốt cho trẻ. Các bậc phụ huynh nên chú ý cho con ăn cua biển 1 bữa mỗi ngày và 3 – 4 lần/ tuần là tối đa.
Cho bé ăn cua biển có tốt không?
Cua biển nói riêng và các loại hải sản nói chung đều chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và vô cùng đa dạng. Chính vì vậy, cua biển được biết đến là thực phẩm đặc biệt có lợi cho em bé. Phụ huynh nên bắt đầu bổ sung cua biển vào thực đơn của bé ngay khi có thể.
- Cua biển chứa rất nhiều canxi. Lượng canxi có trong cua biển cao hơn nhiều so với các loại cá và thịt. Đặc biệt, với các trẻ nhỏ, canxi cực kỳ quan trọng trong việc phát triển xương, răng, móng và tóc.
- Hàm lượng đạm (protein) có trong cua biển cũng rất là cao. Protein chính là một mắt xích quan trọng giúp trẻ phát triển cơ thể và đặc biệt là trí não. Bố mẹ nào có con suy dinh dưỡng cần đặc biệt quan tâm đến các thực phẩm chứa nhiều chất đạm.
- Lượng Vitamin dồi dào (đặc biệt là các vitamin nhóm B) và khoáng chất như kali, sắt, kẽm, đồng,… có trong cua biển cũng là điểm cộng cực kỳ lớn. Chúng giúp trẻ tăng sức đề kháng, phát triển khỏe mạnh, cân đối hơn.
- Ngoài ra, cua biển không chứa các chất béo no vốn không có lợi cho sức khỏe. Thay vào đó, chúng chứa hàm lượng lớn chất béo không no như Omega 3. Đây là một chất béo thiết yếu cho cơ thể, có khả năng hỗ trợ cực kỳ tốt cho sự phát triển trí não và tim mạch của em bé.
Có thể bạn thắc mắc: Bầu Ăn Cua Biển Được Không? Thắc Mắc Hàng Đầu Của Các Mẹ Bầu
Những lưu ý khi cho em bé ăn cua biển
Chỉ sử dụng cua tươi sống để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, cha mẹ nên cho con ăn ngay sau khi chế biến. Bởi lẽ các món ăn từ cua biển cho trẻ em tốt nhất không nên để nguội. Khi món ăn bị nguội, vi khuẩn rất dễ xâm nhập, gây hại cho bé. Đặc biệt cua biển cần được nấu chín hoàn toàn để tiêu diệt hết các trứng nang đỉa phổi trong cua. Tuyệt đối không cho bé ăn cua sống.
Vì khả năng dị ứng ở em bé cao hơn nên phụ huynh nên bắt đầu cho con ăn ít một. Khi đã chắc chắn rằng đứa trẻ không dị ứng mới được phép tăng khẩu phần ăn.
Không nên cho em bé ăn hoa quả cùng với trái cây hoặc các thực phẩm có chứa tannin. Điều này gây ảnh hưởng đến sự hấp thụ protein và canxi của trẻ. Bởi lẽ, khi tannin kết hợp cùng protein có thể tạo thành canxi không hòa tan gây kích thích tiêu hóa. Có thể khiến trẻ bị đau bụng và thậm chí là buồn nôn.
Bạn nên biết: Những Lưu Ý Cần Biết Khi Ăn Cua Biển – Thưởng Thức Món Ngon Thật An Toàn
Nên nấu cua biển cho em bé với rau gì?
Cua biển có thể kết hợp với rất nhiều loại rau như cà rốt, bí đỏ, cải bó xôi, mồng tơi,… Chính vì vậy, cha mẹ có thể linh hoạt trong việc chế biến cũng như cách ăn cua biển. Điều mà phụ huynh nên chú ý đó chính là lượng dinh dưỡng mà em bé cần.
- Nếu như bé cần bổ sung vitamin A, một loại vitamin rất tốt cho một đôi mắt sáng khỏe. Cha mẹ có thể nấu cháo cua biển với cà rốt. Đặc biệt là rau mồng tơi, một loại rau cực kỳ nhiều vitamin A mà ít ai biết tới.
- Nếu như bé của bạn có vấn đề với tiêu hóa, hay bị táo bón thì rau ngót là lựa chọn không tồi. Bạn cũng có thể tham khảo thêm khoai mỡ và cải bó xôi. Đây đều là những loại rau củ này có hàm lượng chất xơ cao và ít chất béo.
- Bí đỏ và cua biển là sự kết hợp tuyệt vời nhằm tăng sức đề kháng và trí não của trẻ. Bạn có thể nấu cháo cua biển bí đỏ. Nếu em bé nhà bạn đủ lớn, bạn có thể cho trẻ ăn cua biển riêng với bí đỏ luộc.
Khi nấu cua biển cho em bé, cha mẹ nên đa dạng thay đổi các loại rau kết hợp cùng cua biển. Điều này giúp trẻ đỡ bị ngán hơn khi ăn. Ngoài ra, việc đa dạng hóa các loại rau củ cũng là cách đa dạng hóa nguồn dinh dưỡng cho trẻ. Điều này giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt.
TOP 7 cách nấu cua biển cho em bé ăn dặm đơn giản, dễ làm
Với các em bé, cháo là món ăn quen thuộc và vô cùng dễ ăn. Đây cũng là một cách chế biến đơn giản cho các bậc phụ huynh bận rộn. Nhưng nấu cháo cua biển như thế nào? Nên kết hợp cua biển với các loại rau củ gì? Nấu cháo cua biển có lưu ý gì không? Để Haisan.online chỉ ra cho bạn 7 món cháo cua biển cực ngon cho các bé ăn dặm.
Bài viết: Cua Biển Làm Món Gì Ngon – Top 15 Các Món Ăn Từ Cua Biển Bổ Dưỡng
1. Nấu cháo cua biển cho em bé với rau ngót
Rau ngót là một loại rau nhiều chất xơ và rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Đặc biệt, loại rau này mang trong mình rất nhiều vitamin nhóm B, đạm và cả vitamin C. Đây đều là những chất rất tốt cho hệ miễn dịch, giúp em bé khỏe mạnh hơn.
Khi chế biến món ăn này, cha mẹ cần chú ý lọc bỏ sạch phần vỏ vỡ và xé thật nhỏ thịt cua. Bạn nên chọn cua biển Cà Mau, cua biển thịt, ghẹ biển,…để món ăn đậm đà nhất. Nếu trẻ chưa có khả năng nhai tốt, bạn có thể đem thịt cua đi xay cùng rau để nhân cháo thật nhuyễn.
Lưu ý, khi nấu cháo cua biển rau ngót cho em bé, bạn không nên nêm quá nhiều gia vị. Chỉ nên nêm một chút nước mắm để món ăn thơm ngon hơn.
Cháo cua biển cho em bé với rau ngót vẫn giữ được vị ngọt thanh từ cua. Vị của rau ngót sẽ không hề nồng nếu bạn vò rau thật kỹ trong khi rửa. Vì vậy, đây là món cháo dễ ăn, phù hợp cả với những em bé biếng ăn.
2. Cháo cua biển với rau cải bó xôi
Cải bó xôi là một loại rau có lợi cho thị lực của em bé bởi hàm lượng beta carotene, lutein, xanthene dồi dào. Đặc biệt, beta carotene có trong cải bó xôi có khả năng ngăn ngừa hen suyễn. Những em bé có đường hô hấp yếu rất nên thử món này.
Vì cải bó xôi có mùi rau cải đặc trưng nên nhiều bé sẽ không thích. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể xào thơm thịt cua và rau cải với hành tím trước khi cho vào nấu cháo. Cháo rau cải bó xôi có màu xanh đặc trưng, đậm vị rau hơn giúp trẻ làm quen và thích thú với việc ăn rau. Bên cạnh đó, độ ngọt của cua biển nhất là khi chế biến cùng cua biển xanh giúp món ăn vẫn đầy đủ hương vị hơn dù không nêm quá nhiều gia vị.
3. Cháo cua biển cho bé 8 tháng với rau dền
Rau rền có vị ngọt, có tính mát và đặc biệt có tác dụng bổ huyết, giải nhiệt rất tốt, cực kỳ phù hợp với các bé đang ăn dặm khoảng 8 tháng tuổi. Cháo cua biển nấu với rau dền được coi là một món ngon bổ dưỡng, hỗ trợ trẻ phát triển chiều cao cực kỳ tốt.
Khi nấu cháo cua biển rau dền cho em bé, cha mẹ nên chọn rau dền đỏ vì lượng dinh dưỡng trong rau dền đỏ cao hơn so với rau rền xanh. Rau dền đỏ cũng tạo nên màu đỏ tím đặc trưng của món ăn. Điều này giúp trẻ thích thú hơn. Cháo cua biển rau dền mang đến hương vị thanh nhẹ, mát dịu. Đây cũng là món ăn phù hợp với các bé thường xuyên bị nóng trong, rôm sẩy, nhiệt miệng.
Tham khảo: Cua Hoàng Đế | TOP 7+ Sự Thật Nên Biết Trước Khi Chọn Mua
4. Nấu cháo cua biển với phô mai cho bé ăn dặm
Không một em bé nào lại từ chối phô mai cả. Nếu như em bé nhà bạn lười ăn rau hoặc đang bị suy dinh dưỡng, thấp bé, nhẹ cân thì món cháo cua biển với phô mai chính là sự lựa chọn hoàn hảo nhất. Phô mai là một thực phẩm bổ dưỡng với nhiều tác dụng tuyệt vời cho bé. Chúng giúp xương và răng chắc khỏe, kích thích hệ vi khuẩn đường ruột nhằm hỗ trợ tiêu hóa.
Điểm cần lưu ý khi chế biến món cháo cua biển phô mai này đó chính là bạn nên thêm phô mai vào sau khi đã nấu chín cháo. Việc đun cháo trên bếp cùng phô mai có thể làm mất đi nhiều lợi khuẩn có trong thực phẩm này. Phô mai là một trong những thực phẩm vô cùng được trẻ em yêu thích. Chính vì vậy, nếu như em bé nhà bạn quá biếng ăn bạn có thể thử công thức này xem sao.
Bài viết: Bầu Ăn Cua Biển Được Không? Thắc Mắc Hàng Đầu Của Các Mẹ Bầu
5. Cháo cua biển cho bé tăng cân | Cháo cua biển hạt sen
Một công thức đơn giản lại mà bạn nên thử cho bé chính là cháo cua biển hạt sen. Bởi lẽ hạt sen có tác dụng rất tốt trong việc an thần, giúp trẻ ngủ ngon hơn, không quấy khóc. Thông qua đó, hỗ trợ tốt hơn trong việc phát triển ở trẻ. Ngoài ra, hạt sen còn giúp tăng trí nhớ, giúp em bé thông minh hơn.
Lưu ý khi làm cháo cua biển hạt sen, bạn nên ngâm hạt sen trong nước ấm để giúp hạt sen mềm hơn. Đặc biệt cần loại bỏ sạch sẽ tâm sen vì chúng có thể gây đắng cháo của trẻ. Bên cạnh đó, bởi vì thịt cua khi sử dụng chẳng hạn dùng cua hoàng đế xanh, ghẹ xanh hoặc ghẹ mặt trăng vốn đã đậm nên bạn không cần nêm nếm quá cầu kỳ cho món ăn này.
6. Nấu cháo cua biển với bí đỏ cho bé
Mùi thơm đặc trưng của bí đỏ sẽ giúp trẻ ham ăn hơn. Ngoài ra, háo cua biển bí đỏ rất tốt cho sự phát triển trí não của em bé. Ngoài ra, hàm lượng vitamin C dồi dào trong bí đó có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ em bé tốt hơn.
Khi chọn mua bí đỏ để nấu cháo cho em bé, cha mẹ nên chọn mua những quả bí đỏ đã chín bởi hàm lượng dinh dưỡng lúc này là cao nhất. Bí đỏ chín cũng mềm hơn, giúp em bé ăn ngon miệng hơn. Cháo bí đỏ cua biển có vị ngọt vô cùng dễ ăn. Màu sắc đẹp mắt của cháo cũng giúp em bé có hứng thú hơn với việc ăn uống.
7. Cháo cua biển nấu với khoai lang
Sự kết hợp giữa cua biển và khoai lang và cua biển chắc chắn sẽ làm trẻ thích thú. Hầu hết các bé đều bị thu hút bởi vị các vị ngọt hơn. Chính vì vậy, cháo cua biển nấu khoai lang sẽ là một món ăn cực kỳ nịnh miệng.
Cháo cua biển khoai lang còn đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Đặc biệt là với táo bón, một trong những vấn đề hay gặp phải ở em bé. Chính vì vậy, đây là gợi ý hoàn hảo cho các bậc phụ huynh vào những ngày bé “khó tính”.
Cua biển là một thực phẩm đem lại nguồn dinh dưỡng tốt, hỗ trợ trẻ phát triển cả thể trí não và thể chất. Tuy nhiên, để nấu cua biển cho em bé, cha mẹ vẫn nên nắm được những lưu ý cơ bản để con ăn ngon miệng và an toàn. Hy vọng với những món ăn được giới thiệu bên trên, em bé nhà bạn sẽ có những bữa ăn tuyệt vời.
Nguồn tham khảo:
- Hồng Ngọc Hospital.(2022). Những điều nên và không nên làm khi cho trẻ en hải sản bố mẹ cần biết. [online] hongngochospital.vn.Có tại: https://hongngochospital.vn/luu-y-khi-cho-tre-an-hai-san/ [Truy cập ngày 15/04/2022]
- Vinmec. (2022). Khi nào có thể cho bé ăn các loại hải sản?. [online] vinmec.com. Có tại: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dinh-duong/khi-nao-co-cho-be-cac-loai-hai-san/ [Truy cập ngày 15/04/2022]
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!