Bầu Ăn Cua Biển Được Không? Thắc Mắc Hàng Đầu Của Các Mẹ Bầu
Cua biển là một thực phẩm giàu dinh dưỡng đặc biệt là protein và canxi. Chính vì vậy, đây chính là loại thực phẩm vô cùng quen thuộc trong thực đơn của mọi nhà. Nhưng mẹ bầu ăn cua biển được không? Cần lưu ý những gì khi cho mẹ bầu ăn cua biển? Cùng Haisan.online tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
Bầu ăn cua biển được không?
Phụ nữ khi mang thai cần rất nhiều chất dinh dưỡng để nuôi chính mình và bé. Chính vì vậy, việc tìm kiếm một thực phẩm có nguồn dinh dưỡng dồi dào là một điều vô cùng quan trọng. Trong số các loại hải sản, cua biển nổi bật với nguồn dinh dưỡng dồi dào, đặc biệt là protein và canxi, hai chất dinh dưỡng rất cần thiết cho mẹ và bé. Vậy, câu hỏi đặt ra là: “Bầu ăn cua biển được không?”
Việc mẹ bầu ăn cua biển là hoàn toàn bình thường. Bởi lẽ, trong cua biển có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, hương vị lại ngon, dễ ăn và dễ chế biến. Tuy nhiên, khi ăn cua biển, mẹ bầu cần chú ý liều lượng cũng như các cách chế biến. Điều này là bởi trong cua biển có một lượng nhỏ thủy ngân. Nếu mẹ hấp thụ quá nhiều chất này sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt đối với thai nhi.
Có thể các mẹ quan tâm: Em Bé Có Ăn Được Cua Biển Không? 7 Cách Nấu Cua Biển Cho Em Bé
Những lợi ích khi mẹ bầu ăn cua biển
Cua biển là một thực phẩm vô cùng có lợi cho phụ nữ đang trong thời kỳ thai sản. Theo các chuyên gia, việc cho mẹ bầu ăn cua biển là một việc làm tốt cho cả chính người mẹ và em bé trong bụng. Tại sao lại như vậy? Cua biển có những chất dinh dưỡng gì tốt cho sản phụ? Đó là bởi:
Mẹ bầu ăn cua biển có thể giúp thai nhi phát triển toàn diện. Điều này là bởi trong cua biển có chứa hàm lượng Omega 3, protein, vitamin A và vitamin D dồi dào. Đây đều là những chất rất cần thiết để xây dựng hệ miễn dịch, sức khỏe thể chất và trí não.
Ai cũng biết, thời điểm mang thai là thời điểm vô cùng nhạy cảm của người phụ nữ. Chính vì vậy, việc tăng cường hệ miễn dịch khi đang mang thai là một điều vô cùng quan trọng. Trong thịt cua biển có chứa hàm lượng axit amino, các vitamin nhóm B và các chất chống oxy hóa. Đây đều là những chất dinh dưỡng cần thiết nhằm tăng sinh lực, nâng cao hệ miễn dịch.
Bên cạnh vitamin, cua biển còn mang trong mình nguồn khoáng chất đa dạng từ sắt, đồng, kali,… Đây là một trong những nguồn dinh dưỡng cần thiết để giảm tỷ lệ thiếu máu – một trong những bệnh thường gặp ở sản phụ. Ngoài ra, sắt còn giúp duy trì mức hemoglobin ở mức ổn định. Điều này rất cần thiết đối với em bé sơ sinh sau này.
Canxi là một trong những điểm sáng của cua biển. Rõ ràng, đây là chất đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển xương và răng của trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, canxi còn giúp mẹ bầu giảm tình trạng đau mỏi lưng và xương khớp trong thai kỳ. Vậy nên, ăn cua biển là một cách vô cùng tốt để bổ sung thêm canxi.
Một trong những ám ảnh của các mẹ bầu nói chung đó chính là việc tăng cân. Nếu mẹ không ăn sẽ không đủ chất cho thai nhi. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều sẽ làm mẹ bầu tăng cân vùn vụt, dễ bị trầm cảm trong và sau sinh. Thật may mắn, cua biển lại là một thực phẩm có lượng cholesterol và calo thấp. Vậy nên, các mẹ có thể thoải mái ăn mà không lo béo.
Xem thêm: Cua Biển Sống Ở Nước Ngọt Được Không? Những Lưu Ý Về Việc Nuôi Cua Biển
Những lưu ý quan trọng khi cho mẹ bầu ăn cua biển
Nhiều chất dinh dưỡng, dễ dàng chế biến, dễ dàng tìm mua. Với ngần ấy ưu điểm, có phải mẹ bầu nên ăn càng nhiều cua càng tốt hay không? Câu trả lời là không. Không phải cái gì cũng ăn nhiều là tốt. Đặc biệt là với bà bầu, việc ăn cua biển nói riêng và các loại hải sản nói chung cần đặc biệt chú ý cả về mức độ ăn cũng như cách chế biến.
Mẹ bầu có nên ăn bao nhiêu cua biển?
Dù cua biển là một thực phẩm tốt nhưng mẹ bầu không nên ăn quá nhiều mà cần một thực đơn đa dạng hơn. Đó là bởi trong cua biển có chưa một lượng nhỏ thủy ngân. Dù rất là nhỏ nhưng nếu ăn nhiều, thủy ngân có thể gây dị tật thần kinh.
Bên cạnh đó, trong cua biển có chứa hai chất là dioxin và polychlorinated biphenyls. Đây là hai chất có khả năng gây phát ban. Nếu nhiễm phải có thể gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, các cơ quan thần kinh. Thậm chí trong tình huống xấu nhất, chúng có thể gây dị tật bẩm sinh cho đứa trẻ, tác nhân dẫn đến sinh non và sảy thai.
Vậy nên, dù mẹ bầu có thể ăn được cua biển nhưng không nên quá lạm dụng. Cần biết cân đối thực đơn và thay đổi đa dạng các món ăn. Theo chuyên gia, mẹ bầu nên ăn khoảng:
- 168 gam cua biển với tầm suất cho 2 lần ăn một tuần.
- Đối với hải sản nói chung, một tuần, phụ sản nên ăn khoảng 230 gam là hợp lý.
Ngoài ra, mỗi một mẹ sẽ có một cơ thể, thể trạng khác nhau. Chính vì vậy, để có được con số chính xác nhất, các mẹ nên đi khám để nhận được lời khuyên chính xác nhất từ các bác sĩ.
Những lưu ý khi ăn cua biển mẹ bầu cần phải biết
Cua là thực phẩm giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu cách ăn và chế biến không đúng cách có thể gây phản tác dụng, có hại với sản phụ. Vậy nên, khi cho mẹ bầu ăn cua biển, cần chú ý những chi tiết sau:
Ăn chín uống sôi luôn là một quy tắc cần tuân thủ bởi các mẹ bầu. Tương tự vậy, khi ăn cua biển, cần đảm bảo thịt cua biển đã được làm chín hoàn toàn. Bên cạnh đó, vì cua biển là động vật giáp xác. Chính vì vậy, bạn cần đảm bảo đã làm sạch hoàn toàn cua biển trước khi nấu để tránh hấp thu vào người các loại vi khuẩn, giun sán.
Không chỉ cua biển mà bất cứ thực phẩm nào cũng sẽ ngon và an toàn nhất khi tươi sống. Đặc biệt, đối với những con cua biển đã yếu hoặc đã chết, vi khuẩn trong cua sẽ sinh sôi rất nhanh. Chính vì vậy, ăn vào sẽ cực kỳ có hại cho hệ tiêu hóa.
Không nên ăn cua biển quá nhiều, đặc biệt là với những người có cơ địa hàn. Bởi lẽ, cua biển cũng mang tính hàn. Ăn nhiều sẽ dẫn đến đầy bụng, ợ hơi và rối loạn hệ tiêu hóa.
Mẹ bầu nên tránh ăn cua biển với quả hồng, uống trà hay bất cứ loại thực phẩm nào chứa nhiều tannin. Tannin trong các thực phẩm trên kết hợp cùng protein của cua sẽ tạo lên canxi cứng. Chất này đặc biệt không tốt cho sức khỏe.
Trên đây là những lưu ý cần phải biết đối với mẹ bầu khi ăn cua biển. Ngoài ra, mẹ bầu nên ưu tiên ăn phần thịt cua bởi đây là phần lành tính nhất. Tránh ăn các nội tạng cua như dạ dày, tim, ruột và mang của cua biển.
Có thể bạn muốn tham khảo: Những Lưu Ý Cần Biết Khi Ăn Cua Biển – Thưởng Thức Món Ngon Thật An Toàn
Mẹ bầu nên thử ngay những món sau
Cua biển được liệt kê vào top các món ăn có đa dạng cách chế biến nhất. Với cua biển, ta có thể chế biến các món ăn chỉ với bài ba loại gia vị tại gia. Cũng có thể cầu kỳ tạo lên các món ăn phức tạp đầy sang chảnh. Nấu cua biển cho mẹ bầu là cách nấu ngon mà lại không làm mất đi quá nhiều chất dinh dưỡng. Nghe có vẻ hơi phức tạp nhỉ. Đó là khi bạn chưa biết đến những công thức này thôi.
Chi tiết: Cua Biển Làm Món Gì Ngon – Top 15 Các Món Ăn Bổ Dưỡng Từ Cua Biển
1. Gỏi xoài cua biển chống nghén
Có mẹ bầu nào nghén mà lại không thích ăn chua đâu. Hương vị thịt cua đậm đà, trộn lẫn cùng vị chua chua của xoài chắc chắn sẽ khiến không mẹ nào có thể chối từ. Không chỉ là món ăn giải nghén, đây còn là một món ăn đủ chất dinh dưỡng mà không khiến mẹ bầu lo béo.
Đây là một món ăn vô cùng đơn giản. bạn chỉ cần thịt cua (nên sử dụng cua biển thịt, cua biển xanh hoặc cua biển Cà Mau) và xoài là nguyên liệu chính. Một chút húng lũi và hạnh nhân để tăng thêm hương vị cho món ăn. Còn lại gia vị đều là những thứ dễ tìm thấy trong nhà như tỏi, ớt, hạt nêm và nước mắm.
Thịt cua đem đi đảo chín cùng một xíu gia vị cho đậm đà. Trong lúc đợi cua nguội, bạn có thể trnah thủ gọt và bào sợi xoài chua. Nên chọn những quả xoài chua thì hương vị của món ăn mới đúng điệu bạn nhé. Sau cùng, chỉ cần bạn trộn đều thịt cua cùng xoài bào sợi, một chút húng lũi và hạnh nhân giã vụn. Chúng sẽ giúp món ăn thêm thơm và bùi béo.
Món ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao từ cua biển, vitamin từ xoài xanh. Ngoài ra, mẹ bầu còn được bổ sung một lượng vừa đủ chất béo tốt từ hạnh nhân. Đây chắc hẳn là một món ăn nhẹ, thanh cảnh mà vẫn đem lại thật nhiều dinh dưỡng.
2. Cháo cua biển dễ làm dễ ăn cho mẹ bầu
Khi thai nghén khó ăn, cháo luôn là một sự lựa chọn hữu hiệu nhất. Đây là công thức vừa dễ làm lại vừa dễ ăn. Nếu nhà có bà bầu, chắc chắn bạn nên thử chế biến một lần.
Nguyên liệu để làm món cháo này là những nguyên liệu mà nhà nào cũng có. Bạn cần một chút gạo, cua biển gạch và hành tím. Nếu muốn tăng hương vị cho món cháo, bạn có thể bổ sung thêm cả tôm và cá. Nếu không có tôm, cá thì chỉ cần cua thôi cũng đã rất ngon rồi.
Cách làm thì vô cùng đơn giản. Bạn nấu cháo như thông thường. Khi cháo gần chín thì bỏ thịt cua vào, khuấy đều và đợi để thịt cua chín và cháo ngấm độ ngọt từ cua là vừa. Khi nấu xong, bạn nên múc ra bát và thưởng thức ngay. Tránh để nguội vì như vậy cháo sẽ có vị tanh.
Bài viết: Em Bé Có Ăn Được Cua Biển Không? 7 Cách Nấu Cua Biển Cho Em Bé
3. Cua biển hấp sả
Hấp là cách chế biến hoàn hảo nếu như bạn muốn giữ lại tròn vẹn chất dinh dưỡng có trong món ăn cũng như thưởng thức hương vị nguyên bản của chúng. Đây lại là một món ăn đơn giản nữa dành cho các mẹ bầu muốn vào bếp hoặc các ông chồng lóng ngóng muốn nấu ăn cho vợ.
Bạn chỉ cần cua hoàng đế và một chút sả. Cua biển sau khi ướp chút xíu gia vị cần để 30 phút cho ngấm đều. Trong lúc đợi bạn có thể tranh thủ đi đập dập sả. Cuối cùng, xếp sả vào nồi và đặt cua vào hấp đến khi chín là xong. Bạn nhớ làm thêm một vài loại nước chấm thơm ngon để món ăn thêm phần cuốn hút nhé.
4. Cua biển xào miến cho bữa sáng hoàn chỉnh
Đây là một sự lựa chọn hoàn hảo cho một bữa sáng đủ chất và nhẹ bụng. Công thức này có phần cầu kỳ hơn chút xíu ở nguyên liệu nhưng vẫn cực đơn giản và dễ làm. Nếu các mẹ đã quá chán với bữa sáng bánh mỳ, phở, bún thì có thể thử qua món miến xào cua này nhé.
Cua sau khi làm sạch cần tách bỏ riêng phần thịt. Nếu được, bạn nên xào cua trước để bước sau xào miến được dễ hơn. Sau khi làm xong cua, bạn tiến hành xào miến cùng các nguyên liệu đi kèm. Nêm nếm gia vị vừa ăn chứ đừng quá mặn, bỏ cua vào đảo đều là xong.
Bí quyết của món ăn này đó chính là bạn phải xào miến thật nhanh tay, liên tục xóc miến để miến tơi và không dính bết. Bạn cũng có thể trộn miến với chút dầu ăn trước đó để miến đỡ dính vào nhau. Ngoài ra, lý do mà bạn nên tránh nêm món ăn quá mặn là bởi miến xào cua ăn cùng nước tương và tương ớt sẽ đưa miệng hơn rất nhiều.
Tham khảo: Ghẹ Biển | Thông Tin Giá Trị Dinh Dưỡng, Giá Bán, Địa Chỉ Mua Hàng Uy Tín
5. Cua biển rang me
Lại là một món ăn chua chua, ngọt ngọt điểm xuyết chút mặn mặn. Cua biển rang me là một món ăn hoàn hảo đối với những mẹ bầu nào thích ăn nhâm nhi, lặt vặt trong ngày. Một chút chua của món ăn cũng sẽ có tác dụng rất tốt trong việc hạn chế các cơn nghén.
Cua hoàng đế xanh sau khi đem sơ chế sạch sẽ cần để ráo. Tranh thủ thời gian đó, bạn pha nước sốt bằng một chút cốt me, giấm, đường và gia vị. Cuối cùng, đảo đều cua cùng nước sốt cho đến khi thịt cua chín là vớt ra đĩa được rồi. Cua biển rang me sẽ hợp nhất khi chấm cùng với muối tiêu xanh.
Cua biển là một thực phẩm có nguồn dinh dưỡng dồi dào. Nếu biết thêm vào thực đơn đúng cách sẽ đem lại những lợi ích to lớn cho cả mẹ bầu và em bé trong bụng. Mẹ bầu có ăn cua biển được không? Cần lưu ý gì khi chế biến cua biển cho mẹ bầu? Hy vọng bài này đã giải đáp được thắc mắc của các bạn.
Nguồn tham khảo:
- Bách Hóa Xanh. (2022).Các lưu ý khi ăn cua biển để tránh rước bệnh vào người. [online] bachhoaxanh.com. Có tại: https://www.bachhoaxanh.com/kinh-nghiem-hay/cac-luu-y-khi-an-cua-bien-de-tranh-ruoc-benh-vao-nguoi-1156061 [Truy cập ngày 27/11/2022]
- Dân Trí. (2009). 7 lưu ý khi ăn cua biển. [online] dantri.com.vn. Có tại: https://dantri.com.vn/suc-khoe/7-luu-y-khi-an-cua-bien-1255288598.htm [Truy cập ngày 26/11/2022]
- Yummione. (2020). Sử dụng thịt cua biển đóng hộp thế nào để không gây hại. [online] yummione.com. Có tại: https://yummione.com/su-dung-thit-cua-bien-dong-hop-the-nao-de-khong-gay-hai/ [Truy cập ngày 25/11/2022]
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!