Những Lưu Ý Cần Biết Khi Ăn Cua Biển Đúng Cách
Khi nhắc đến hải sản, cua biển là một trong những cái tên vô cùng nổi bật. Tuy nhiên, làm sao để thưởng thức thực phẩm này thật an toàn? Cùng Haisan.online tìm hiểu những lưu ý cần biết khi ăn cua biển thông qua bài viết sau đây.
Những lưu ý cần biết khi ăn cua biển – Cua biển kỵ với thực phẩm nào?
Với hương vị thơm ngon đặc trưng và hàm lượng dinh dưỡng cao, cua biển xuất hiện thường xuyên trong thực đơn món ăn của các gia đình. Tuy nhiên, không phải vì cua biển tốt mà chúng ta có thể tùy ý kết hợp với tất cả các loại nguyên liệu. Có một số loại thực phẩm tối kỵ không nên kết hợp với cua biển mà bạn bắt buộc phải lưu ý.
Không nên ăn cùng khoai lang và khoai tây:
Không phải lúc nào tốt kết hợp với tốt cũng cho kết quả tốt. Dù cả khoai lang, khoai tây lẫn cua biển đều là những thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu ăn chung hoặc nấu kèm với nhau sẽ dễ có hiện tượng kết sỏi trong thận. Vì vậy, với những người cao tuổi thì đây là trong những sự kết hợp tối kỵ.
Không nên ăn cùng đồ ăn có tính lạnh:
Bản thân cua biển là một thực phẩm có tính hàn. Trong cua biển cũng chứa một lượng nhỏ thủy ngân và các loại khoáng chất như sắt, đồng, kali,…Chính vì vậy, khi sức khỏe yếu, cơ thể bị nhiễm lạnh hoặc có vấn đề về đường tiêu hóa chúng ta đã không nên ăn cua biển. Điều đó đồng nghĩa với việc các bạn cần tránh ăn cua biển với các thực phẩm lạnh hoặc cũng có tính hàn.
Không nên ăn cua biển cùng cần tây:
Cần tây rất tốt cho sức khỏe, có tác dụng tạo hương thơm cho món ăn lại tương đối dễ ăn hơn so với hành lá. Chúng có nhiều chất xơ, vitamin và lượng calo thấp.
Tuy nhiên, chúng ta có nên xào cua biển với cần tây hay không? Câu trả lời là không. Bởi lẽ, cần tây có thể làm ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ chất đạm. Rõ ràng, cua biển là một thức phẩm mang nhiều chất đạm, vô cùng có lợi cho sức khỏe. Việc ăn cùng cần tây sẽ khiến lượng chất đạm trong cua bị phung phí và thậm chí phản tác dụng.
Các thực phẩm nhiều Vitamin C không nên ăn cùng cua biển. Lượng vitamin C càng cao thì nguy cơ ngộ độc càng lớn. Điều này là bởi, trong các thực phẩm giàu vitamin C thường chứa một lượng từ trung bình đến cao axit tannic. Chất này khi kết hợp cùng protein có trong cua biển sẽ hình thành nên canxi cứng, canxi kết tủa. Loại canxi này không những không có lợi mà mà còn gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, thậm chí là ngộ độc.
Cá trạch và cua biển có sự tương phản với nhau. Chính vì vậy, bạn không nên nấu kết hợp hoặc ăn chung hai loại thực phẩm này. Thông thường, rất ít ai đã ăn cua biển lại ăn thêm hoặc ăn cùng cá trạch. Tuy vậy, bạn vẫn nên thật cẩn thận. Bởi lẽ, khi ăn hai thực phẩm này với nhau, bạn có khả năng bị trúng độc.
Nếu như bạn muốn chế biến nước sốt để làm ghẹ biển với mật ong. Chẳng hạn như cho các món cua biển rang me, cua biển rang muối, cua biển xào,… Hoặc đơn giản là pha chế các loại nước chấm để thưởng thức cua biển. Hãy lưu ý một điều rằng, bạn nên nhớ bỏ mật ong ra khỏi công thức. Mật ong khi dùng cùng cua biển sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, tiêu chảy hoặc kém may mắn hơn là ngộ độc.
Trên đây là 6 loại thực phẩm kỵ với cua biển. Chỉ có một số ít cái tên được nêu ra, tuy nhiên để bảo vệ bản thân, gia đình và bạn bè, đồng thời thưởng thức trọn vẹn hương vị của cua biển nhất có thể, hãy ghi nhớ những thực phẩm được lưu ý phía trên nhé.
Bạn nên tham khảo: Em Bé Có Ăn Được Cua Biển Không? 7 Cách Nấu Cua Biển Cho Em Bé
Những lưu ý cần biết khi ăn cua biển – Những quy tắc khi mua và chế biến
Những lưu ý cần biết khi ăn cua biển là gì? Khi ăn cua biển, ngoài việc lưu ý về những thực phẩm kỵ cua biển, không nên chế biến cùng, chúng ta cần quan tâm đến cả cách mua cua biển cũng như cách chế biến. Không chỉ để bảo vệ bản thân, đây còn là một cách giúp bạn thưởng thức món ăn một cách trọn vẹn nhất.
1. Có nên ăn cua biển sắp chết hay không?
Dù là cua biển hay bất cứ loại thực phẩm nào thì mua đồ tươi sống vẫn luôn là ngon nhất. Tuy nhiên, khi ra chợ, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những con cua biển yếu, sắp chết hoặc mới chết được chào bán với giá rẻ hơn. Vậy liệu có nên mua những con cua biển đó để được hưởng một mức giá hời hơn hay không?
Câu trả lời là không. Cua biển hay bất cứ loại hải sản nào cũng đều dễ bị nhiễm vi khuẩn hơn rất nhiều so với các loại thịt gà, thịt bò và thịt lợn. Chính vì vậy, ngay từ khi cua yếu, sắp chết cho đến khi đã chết, vi khuẩn đều có thể xâm nhập và phát triển bên trong con cua biển. Ngoài ra, cua chết có thể nhiễm một số loại bệnh, tuyệt đối không nên ăn.
Cua biển sắp chết hoặc đã chết sẽ không còn thơm ngon, thậm chí có mùi. Không chỉ vậy, vì lượng vi khuẩn phát triển trong cơ thể cua cao có thể khiến cho người ăn bị đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa hoặc tệ hơn là ngộ độc. Chính vì vậy, không nên ham rẻ mà mua cua sắp chết hoặc đã chết. Hãy lựa chọn những con cua tươi sống, khỏe mạnh để đảm bảo an toàn và thưởng thức chuẩn vị ngon của cua.
2. Cần chế biến chín cua biển trước khi ăn
Cua biển là một động vật giáp xác, ưa thích sống tại các ao, hồ, biển và đặc biệt thích chui rúc trong hang và chà. Chính vì vậy, cơ thể cua biển bám rất nhiều rong, rêu và vi khuẩn. Ngoài ra, thức ăn của cua biển đa phần là ốc, tôm, ba khía, vụn cá nhỏ,… nên đường ruột và dạ dày cua biển rất dễ nhiễm khuẩn và dính bùn.
Vì lý do đó, khi chế biến cua biển, hãy đảm bảo bạn đã rửa thật sạch và nấu chín hoàn toàn con cua. Cua biển không phải là một thực phẩm hợp lý để ăn sống hay ăn tái. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi là cách tốt nhất để thưởng thức món cua biển một cách an toàn.
Xem thêm: Cua Biển Làm Món Gì Ngon – Top 15 Các Món Ăn Bổ Dưỡng Từ Cua Biển
3. Nên ăn những bộ phận nào của cua biển
Không phải bộ phận nào của cua biển cũng có thể ăn được. Đối với cua biển, bạn chỉ nên ăn phần gạch cua cũng như thịt cua ở mình cua, càng và chân cua. Tuyệt đối không ăn nội tạng cua như ruột, dạ dày, mang hay tim cua. Bởi vì những phần này chứa nhiều vi khuẩn có hại không thể ăn. Đặc biệt là ruột cua, chúng chứa rất nhiều bùn đất và vi khuẩn từ các loại thức ăn mà cua biển hấp thụ.
4. Không nên ăn quá nhiều cua biển
Cua biển là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, thơm ngon lại đa dạng cách chế biến. Tuy nhiên không phải cứ tốt thì nên ăn nhiều. Một phần là bởi cua vốn có tính hàn. Vậy nên, nếu ăn quá nhiều, bạn sẽ bị đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa, cơ thể dễ mất nước.
Bên cạnh đó, chính vì hàm lượng dinh dưỡng cho cua cao vậy nên những người đang bị thừa cân hoặc thừa chất khi ăn quá nhiều sẽ bị dư thừa những chất không cần thiết và thiếu hụt một số chất dinh dưỡng khác mà cua biển không có. Vì vậy, không nên ăn cua biển quá nhiều. Bạn nên đa dạng nhiều loại thực phẩm để dinh dưỡng được đa dạng hơn.
5. Đừng uống trà, ăn hoa quả nhiều vitamin C sau khi ăn cua biển
Người Việt Nam thường sẽ có thói quen uống trà và ăn hoa quả sau bữa ăn để tráng miệng. Tuy nhiên, nếu bữa ăn ngày hôm đó có món cua biển, bạn không nên uống trà hay ăn hoa quả có nhiều Vitamin C ít nhất là một tiếng đồng hồ sau đó.
Điều này là bởi, nước trà có thể làm loãng độ axit của dịch vị dạ dày. Chính vì vậy, khi uống trà, một số thành phần của thịt cua sẽ bị đóng cứng lại. Phần thức ăn bị đóng cứng sẽ gây hạn chế trong quá trình tiêu hóa, đau bụng và tiêu chảy.
Tương tự vậy, các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C thông thường sẽ chứa nhiều tannin. Đây là một thành phần có thể gây đóng cứng protein và canxi có trong thịt cua. Nếu không muốn bị đau bụng hoặc xấu hơn là ngộ độc thì bạn nên không nên uống trà hoặc ăn nhiều hoa quả sau khi ăn cua biển nhé.
6. Chú ý những người không nên ăn cua biển
Đôi khi, việc gặp các tình huống xấu khi ăn thịt cua biển không đến từ cua, cách ăn cua biển và chế biến hay các thực phẩm kết hợp. Chúng có thể đến từ chính bản thân bạn. Vậy, những ai không nên ăn thịt cua biển?
Đầu tiên chắc chắn là những người dị ứng hải sản hoặc cua biển. Hải sản nói chung và cua biển nói riêng có tính tanh, chính vì vậy, nếu bạn dị ứng tôm, cá hoặc cua đồng,… thì khả năng cao bạn cũng sẽ bị dị ứng với cua biển. Để kiểm tra điều này, bạn cho thể thử chút một để xem cơ thể có phản ứng gì khác lạ sau khi ăn hay không?
Những người đang ốm, sốt, cơ địa bụng dạ yếu hoặc viêm loét dạ dày, bị rối loạn tiêu hóa,… cũng nằm trong danh sách những người không nên ăn cua biển. Cua biển có tính hàn và tính mặn. Khi ăn vào không những không tốt còn có nguy cơ khiến bệnh trầm trọng thêm.
Một số căn bệnh cần kiêng thịt cua, vậy nên những ai mắc các bệnh này cũng cần tránh ăn cua biển. Điển hình là các bệnh tim mạch và cao huyết áp. Lý do là bởi, cua có lượng cholesterol cao, cực kỳ không tốt đối với những người mắc bệnh này. Những người bị thừa chất như bệnh gút cũng nên chú ý vì hàm lượng đạm trong thịt cua không hề nhỏ.
Cua biển dù rất tốt nhưng để bảo vệ bản thân bạn vẫn cần phải tuân thủ các quy tắc mua, chế biến và thưởng thức cua biển cơ bản. Dù thích ăn cua đến đâu cũng cần chú ý 6 yếu tố trên. Tất cả là vì một bữa ăn ngon và không gặp phải những vấn đề rủi ro về sức khỏe.
Bạn nên tìm đọc: Bầu Ăn Cua Biển Được Không? Thắc Mắc Hàng Đầu Của Các Mẹ Bầu
Cách bảo quản cua biển
Khi mua cua biển sống, bạn có thể bảo quản cua được trong một tuần là tối đa. Mấu chốt để bảo quản cua biển được lâu đó là bạn phải mua được một con cua biển tươi sống và khỏe mạnh. Nếu lựa phải những con cua quá yếu thì dù có làm cách nào cua cũng vô cùng dễ chết.
Cua sau khi mua về cần đảm bảo đã được buộc chặt càng và cho vào một cái rổ, xô hay chậu đều được. Bạn chỉ cần chú ý không nên để cua dưới ánh sáng mặt trời. Nên để cua ở nơi thoáng khí và ẩm ướt. Tuyệt đối không thả cua vào chậu nước vì cua có thể bị sốc nhiệt và chết. Để làm ẩm cua, bạn có thể chọn cách vẩy nước hoặc dùng khăn ẩm.
Bảo quản cua biển trong ngăn đá tủ lạnh có thể để lâu hơn so với bảo quản bên ngoài. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng thịt cua, bạn vẫn nên chế biến ngay trong vòng 3 ngày. Để lâu cua sẽ không còn tươi ngon, dễ bị nhạt thịt.
Dù bảo quản theo cách nào, thịt cua biển vẫn sẽ ngon nhất khi được chế biến ngay lập tức. Nếu có cơ hội và thời gian, hãy chế biến cua biển trong thời gian sớm nhất. Điều này đảm bảo độ thơm ngon của thịt cua. Bên cạnh đó, chế biến sớm cũng giúp thịt cua không bị hao hụt giá trị về mặt dinh dưỡng.
Cua biển là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, lại đa dạng chế biến nhiều món ăn. Chính vì vậy, rất nhiều người thích ăn cua biển và thường xuyên thêm loại thực phẩm này vào thực đơn tẩm bổ hằng ngày. Tuy nhiên, để bảo vệ sức khỏe của chính mình và người thân, bạn cần nắm rõ những lưu ý cần biết khi ăn cua biển. Hy vọng bài viết trên hữu ích với các bạn.
Nguồn tham khảo:
- Bách Hóa Xanh. (2022). Các lưu ý khi ăn cua biển để tránh rước bệnh vào người. [online] bachhoaxanh.com. Có tại: https://www.bachhoaxanh.com/kinh-nghiem-hay/cac-luu-y-khi-an-cua-bien-de-tranh-ruoc-benh-vao-nguoi-1156061 [Truy cập ngày 28/11/2022]
- Dân Trí. (2009). 7 lưu ý khi ăn cua biển. [online] dantri.com.vn. Có tại: https://dantri.com.vn/suc-khoe/7-luu-y-khi-an-cua-bien-1255288598.htm [Truy cập ngày 28/10/2022]
Có thể bạn quan tâm:
- Cua Biển Xanh | Tìm Hiểu Đặc Điểm, Dinh Dưỡng, Cách Nuôi, Cách Chế Biến
- Cua Biển Thịt – Tổng Hợp Thông Tin Dinh Dưỡng, Giá Cả, Địa Điểm Mua Hàng
- Cách Làm Món Cua Biển Hấp Dừa Đậm Đà Thơm Ngon
- Cua Biển Nấu Canh – Top 3 Cách Nấu Hấp Dẫn Cho Gia Đình
- Cua Biển Sống Ở Nước Ngọt Được Không? Những Lưu Ý Về Việc Nuôi Cua Biển
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!