Cách Ăn Ghẹ Như Thế Nào Cho Đúng?
Ghẹ biển là món ăn có người sành ăn ưa dùng. Mà còn được nhiều gia đình ưa thích, và xuất hiện thường xuyên hơn trên mâm cơm. Nhưng ăn thế nào để đúng cách không lãng phí thịt vẫn là một trở ngại lớn đối với mọi người. Bài viết dưới đây Haisan.online sẽ chỉ cho bạn cách ăn ghẹ sao cho đúng “chuẩn không cần chỉnh”.
Tách các bộ phận của ghẹ như thế nào?
Ghẹ biển bề ngoài khá cứng cáp, bởi chúng thuộc họ giáp xác, bên ngoài có “xương” bảo vệ phần thịt bên trong. Chính lẽ đó, khi ăn thực khách có tâm lý “ngại ăn”, hay lúc ăn có thể bị sót thịt. Vậy cách ăn ghẹ được đúng và không bị lãng phí thì chúng ta cần chuẩn bị:
- 1 con dao cùn
- Dụng cụ kẹp càng cua hoặc chày
- 1 cái kéo
- Giấy gói, giấy báo
Bước 1: Trước khi lột, ghẹ được chế biến thành các món ăn đa dạng tùy thuộc vào khẩu vị mỗi người như ghẹ luộc, ghẹ sốt me… Khi chín thì ghẹ chuyển sang màu cam đỏ. Bỏ ghẹ ra đĩa và bắt đầu tách ra.
Bước 2: Dùng tay tách hết phần chân và càng ra khỏi thân ghẹ, để riêng chúng ra. Tiếp tục tách phần yếm ra khỏi mình ghẹ.
Bước 3: Dùng dao cùn tách phần vỏ và bỏ phần màu vàng ở hai bên thân ghẹ ra – phần này không ăn được.
Bước 4: Dùng tay bẻ đôi thân con ghẹ, sẽ có một lớp thịt thơm trắng, tách phần này ra ăn.
Bước 5: Cuối cùng dùng kẹp càng cua kẹp nhẹ phần càng cho vỏ vỡ ra. Tách phần vỏ đó lấy thịt ra ăn. Nếu như không có kẹp thì chúng ta có thể dùng chày gõ nhẹ cho càng cua vỡ ra và làm tương tự như trên.
Lấy phần thịt từ các bộ phận của ghẹ
Sau khi tách được các bộ phận của ghẹ ra khỏi thân, thì bên dưới đây hướng dẫn cách chúng ta lấy phần thịt ra khỏi vỏ vô cùng đơn giản, nhanh chóng.
Cách gỡ thịt càng ghẹ
Càng ghẹ là một bộ phận rất khó gỡ nếu gỡ bằng tay. Sau khi đập cho càng ghẹ vỡ nhẹ ra, một tay chúng ta sẽ cầm càng ghẹ, còn một tay cầm kéo và cắt theo mép cái càng. Riêng phần đầu gối càng thì bỏ riêng ra và cắt sau đó. Phần này có thể dùng tay hoặc dao gỡ nhẹ là lấy được phần thịt càng ra ăn.
Cách ăn thịt chân ghẹ
Chân ghẹ là một bộ phận nhỏ, khó gỡ được thịt nên mọi người thường bỏ đi phần này. Nhưng nếu như vậy sẽ rất lãng phí phần thịt đó. Chân ghẹ thường sẽ có 2-3 khớp phân đoạn độ lớn khác nhau. Để ăn được sạch thịt chân ghẹ, chúng ta bẻ chân ghẹ theo từng khớp.
Tiếp đó, dùng kéo cắt bớt khoảng 1 cm ở hai đầu chân con ghẹ để tránh khi tách sẽ bị đâm vào người. Cuối cùng, lấy phần chân nhỏ hơn hoặc đầu đũa đâm vào bên trong ruột phần chân to để đẩy phần thịt ghẹ ra ngoài. Phần thịt ghẹ đó lấy ra ăn được ngay.
Cách ăn phần thân ghẹ
Bộ phận này là nơi có chứa nhiều thịt nhất, ăn ngon nhất của con ghẹ mà tách ra cũng rất đơn giản. Đầu tiên, chúng ta bỏ vảy bụng của con ghẹ ra, dùng tay tách nhẹ nhàng phần mai ghẹ. Tiếp đến dùng kéo cắt hoặc dùng tay bẻ đôi phần thân ghẹ ra để khi ăn dễ dàng hơn. Khi bẻ đôi thân ghẹ nên bẻ theo chiều gập vào trong sẽ dễ hơn.
Khi tách đôi xong, chúng ta sẽ thấy phần phổi màu xám ở hai bên, tách bỏ phần này ra vì không ăn được. Những phần nào không ăn được cũng gỡ ra tránh ăn phải gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Xoay phần miếng ghẹ, cắt bỏ phần vỏ mỏng phía trên thân ghẹ có hình giống miếng vải ra. Vậy là có thể gỡ phần thịt ở thân ghẹ ra thưởng thức được rồi.
Xem thêm: Ghẹ Làm Món Gì Ngon? – TOP 20 Món Ăn Hấp Dẫn Chế Biến Từ Ghẹ
Một số lưu ý khi ăn ghẹ biển
Bên cạnh hương vị và dinh dưỡng của ghẹ mang lại khiến cho nhiều người “nghiền ghẹ”. Thì vẫn sẽ có những mặt hạn chế trong cách ăn ghẹ để mà chúng ta cần phải lưu tâm để khi thưởng thức tránh “tiền mất tật mang”
Những bộ phận nào của ghẹ không ăn được?
Ghẹ biển cung cấp một lượng protein, canxi lớn và khác biệt so với các thực phẩm khác. Chính vì vậy nếu gặp người ăn quá nhiều hoặc cách ăn ghẹ không đúng có thể gây nên tác dụng phụ. Nhẹ thì gây dị ứng hay đi ngoài, nhưng nặng thì ảnh hưởng tới tính mạng. Khi ăn, nên chú ý những bộ phận dưới đây:
- Mang ghẹ: Giống như loài cá, ghẹ sinh sống ở mội trường nước nên cần mang để hô hấp và duy trì sự sống. Do đó hệ hô hấp của ghẹ phát triển, giúp chúng có thể thở được khi gặp điều kiện khó khăn. Bởi vậy, mang ghẹ là nơi bẩn nhất và có nhiều kí sinh ẩn náu nên phần này không ăn được. Khi ăn ta thấy có hai hàng mô mềm màu xám, đó là mai ghẹ, tách bỏ phần đó ra.
- Phần bao tử: Do sống ở vùng biển rộng lớn nên thức ăn mà ghẹ ăn rất đa dạng. Đa phần là cá tạp, xác sống dưới nước, bã thức ăn… Do ghẹ ăn tạp như vậy nên phần bao tử – bộ phận tiêu hóa của ghẹ cũng bẩn và độc như mang ghẹ vậy. Khi mở mai ghẹ ra bỏ đi phần bao tử có hình tam giác. Tách phần này ra là bỏ được phần bao tử ghẹ.
- Lòng ghẹ: Vì nối với phần bao tử, cũng là bộ phận tiêu hóa của ghẹ nên phần này cũng sẽ bỏ. Đây cũng là nơi trú ngụ của ký sinh trùng nên phải vứt bỏ khi thưởng thức ghẹ.
- Ruột ghẹ: Phần này là ống nối giữa dạ dày và rốn ghẹ, có phân ghẹ màu đen bám trên bám trên mình ghẹ, phần màu vàng và thịt ghẹ – chỗ này chứa chất thải của ghẹ, rất bẩn. Nên khi ăn chúng ta chú ý bỏ phần này ra.
Những ai nên lưu ý khi ăn ghẹ biển
Ghẹ biển ăn rất ngon, nhưng là thực phẩm có tính hàn thực nên không phải ai cũng được ăn hay ăn quá nhiều. Nếu là một trong số những đối tượng dưới đây thì bạn nên cân nhắc trước khi ăn tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Những người KHÔNG NÊN ăn ghẹ
- Người cảm sốt; người có bệnh về dạ dày như tiêu chảy, viêm loét… : tính hàn của ghẹ sẽ làm cho những đối tượng này bị mắc bệnh trầm trọng hơn.
- Người có bệnh về tim mạch và cao huyết áp: do phần gạch chứa lượng lớn cholesterol – một chất không tốt cho những người mắc bệnh này.
- Những người mẫn cảm: đối tượng này đặc biệt không nên ăn do ghẹ hay hải sản là loại có tính gây dị ứng rất cao. Nếu ăn phải tác động trực tiếp tới tính mạng nên cần chú ý.
- Người đang bị cảm hàn, ho nhiều đờm: khi ăn phải biến chứng sẽ sẽ khiến người bệnh ho nhiều hơn, cảm nặng hơn và lâu khỏi hơn thông thường.
- Phụ nữ mang thai giai đoạn đầu: Đây là những đối tượng cần quan tâm rất nhiều về vấn đề khẩu phần ăn. Giai đoạn bầu 3 tháng đầu ăn ghẹ sẽ khiến nạp vào cơ thể một hàm lượng lớn protein gây nên tình trạng dư thừa dẫn tới những hệ quả xấu. Ảnh hưởng không tốt tới cả mẹ bầu và bé.
- Người bị mỡ trong máu, huyết áp cao: với những người mắc bệnh này thì việc chọn lọc đồ ăn hàng ngày là một điều cực kỳ quan trọng. Chính vì vậy, khi ăn ghẹ lượng cholesterol sẽ bị tăng cao hơn mức cho phép. Bởi trong thị ghẹ có chứa chất này cao. Dù ăn một lượng ít nhưng chúng ta không thể nào kiểm soát được nên cách tốt nhất là không nên ăn ghẹ. Tránh trường hợp những bệnh này có chuyển biến xấu đi.
Những người nên hạn chế ăn ghẹ:
Nếu ăn quá nhiều ghẹ hoặc ăn quá thường xuyên có thể gây tích tụ hàn khí. Hay nghiêm trọng hơn sẽ tổn thương dương khí tì vị ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Tác động rất xấu đến dạ dày và ruột, gây tiêu chảy cấp nghiêm trọng.
Ở trẻ nhỏ cũng vậy, không nên cho ăn quá nhiều ghẹ khi còn nhỏ. Hay cũng không nên cho ăn khi chưa xác định được trẻ có bị dị ứng với loại hải sản này hay không. Mặc dù có nhiều dưỡng chất nhưng mỗi chúng ta cần tự ý thức cẩn thận để tránh những hệ lụy xảy ra.
Nên làm gì trong và sau khi ăn ghẹ?
Bên cạnh việc hạn chế ăn hay chú ý những thành phần trong khi ăn ghẹ. Có những vấn đề mà người ăn luôn không để tâm tới đó chính là nên làm gì trong và sau khi ăn ghẹ? Tưởng nhỏ nhưng vấn đề này ảnh hưởng không khác gì với những thành phần xấu trong con ghẹ. Vậy bạn có thắc mắc những điều nên làm đó là gì không?
Nấu chín ghẹ trước khi ăn
Do đặc tính sống ở biển, hồ vì vậy thức ăn chủ yếu của chúng sẽ là xác động vật hay là các chất mùn. Nên ghẹ sẽ có phần nhiều vi khuẩn và bùn đất. Nếu rửa không sạch hoặc nấu không chín kỹ thì khi ăn giun sán, vi khuẩn đó rất nhanh nhiễm vào cơ thể chúng ta. Gây ra các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy…
Nên chọn ghẹ còn sống để mua
Điều quan trọng nhất để có được món ghẹ ngon là việc chọn ghẹ. Trên thị trường có rất nhiều loại ghẹ đỏ, ghẹ mặt trăng… được quảng cáo là rất tươi ngon. Nhưng là một người tiêu dùng thông thái, chúng ta vẫn nên đi mua ghẹ trực tiếp. Và hơn hết là mua ghẹ còn tươi, còn sống.
Bởi trong thịt ghẹ đã chết thì thịt sẽ bị mềm nhão, vi khuẩn và sán dễ xâm nhập, thịt cũng sẽ không còn thơm ngon nữa. Ăn vào không những không tốt mà hương vị cũng sẽ không còn ngon nữa.
Không nên uống trà, ăn hồng ngay sau khi thưởng thức ghẹ
Trong lúc ăn ghẹ hoặc sau khi ăn ghẹ khoảng 30 phút đến 1 giờ thì không nên uống trà hay ăn hồng. Do nước trà sẽ làm loãng axit trong dạ dày. Khi vào bên trong cơ thể nước trà có thể làm cho một thành phần của ghẹ bị cứng và đóng lại. Sẽ gây ra tình trạng khó tiêu hóa và gây sự cản trở sự hấp thụ dinh dưỡng của ghẹ vào cơ thể. Thậm trí có thể bị đau bụng hoặc tiêu chảy.
Còn trong hồng có chất tannin và một số chất khác sẽ làm cho protein trong thịt ghẹ bị đóng rắn, bị ngưng đọng lại trong dạ dày. Sẽ gây ra buồn nôn, đau bụng và đi ngoài thường xuyên. Nếu nặng hơn thì sẽ kết lại hình thành sỏi rất nguy hiểm cho cơ thể.
Những thực phẩm không nên nấu, ăn chung với ghẹ
Trong khi chế biến hay trong khi thưởng thức chúng ta vẫn thường hay cho các đồ khác nhau để nấu, ăn chung với ghẹ. Nhưng sự kết hợp không có chọn lọc như vậy sẽ khiến cho món ghẹ ăn vào bị “phản khoa học”. Điểm qua một số thành phần kị với ghẹ dưới đây bạn nên chú ý :
- Hoa quả chứa nhiều Vitamin C như: ổi, dâu tây, đu đủ, cam…
- Thực phẩm có tính hàn như: dưa hấu, dưa chuột, đồ lạnh, đồ uống có gas…
- Bia
- Nhân sâm
Bài viết trên đây hướng dẫn mọi người cách ăn ghẹ đúng chuẩn, không bị sót thịt. Hy vọng những kinh nghiệm này giúp bạn thưởng thức được hết tất cả hương vị của ghẹ biển. Chúc mọi người thành công và hãy thường xuyên cập và theo dõi các bài viết của MotorTrip nhé!
Nguồn tham khảo:
- Bách Hóa Xanh. (2022). Ăn ghẹ lâu nay, bạn đã biết cách lột thịt ghẹ đúng cách hay chưa? [online] bachhoaxanh.com. Có tại: https://www.bachhoaxanh.com/kinh-nghiem-hay/an-ghe-lau-nay-ban-da-biet-cach-lot-thit-ghe-dung-cach-hay-chua-1292156 [Truy cập ngày 28/11/2022]
- Chefdzung. (2020). Cách ăn cua ghẹ chuẩn không cần chỉnh. [online] Có tại: chefdzung.com.vn. Có tại: https://chefdzung.com.vn/cach-an-cua-ghe-chuan-khong-can-chinh.html [Truy cập ngày 08/10/2022]
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!