Cá Bơn Nhập Khẩu: Thông Tin Chi Tiết Giá Cả, Cách Chế Biến
Ngoài cá bơn nội địa được nhiều người tiêu dùng lựa chọn sử dụng. Thì cá bơn nhập khẩu cũng nhận được rất nhiều sự săn đón. Có rất nhiều loại cá bơn đến từ nhiều quốc gia được nhập khẩu về Việt Nam. Vậy hãy cùng haisan.online tìm hiểu xem đó là những loại cá bơn nào nhé!
Các loại cá bơn được nhập khẩu phổ biến tại Việt Nam
Cá bơn là loại cá biển có nhiều giá trị kinh tế tiềm năng. Bởi hương vị thơm ngon, chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người. Vì thế loại cá này thường xuyên được xuất nhập khẩu ở nhiều quốc gia. Trong đó, Việt Nam là quốc gia nhập khẩu khá nhiều loại cá bơn đến nhiều quốc gia khác nhau.
Các quốc gia thường xuyên xuất khẩu cá bơn qua Việt Nam là: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Đan Mạch, Newzealand, Mỹ,.. và một số quốc gia khác. Cá bơn thường được nhập khẩu ở tình trạng đông lạnh âm 18 độ C. Tuy nhiên vẫn có nhiều lô cá được nhập khẩu nguyên con tươi sống.
Cá bơn vàng
Cá bơn vàng là giống cá đắt đỏ. Loại cá này rất hiếm ở ngoài tự nhiên. Bởi vì màu sắc của chúng được coi là đột biến gen. Vì thế mà số lượng đánh bắt cá này ở ngoài khơi là rất ít. Chính vì thế, cá bơn vàng hiện nay đang được nuôi trồng và nhân giống nhằm phục vụ nhu cầu thị trường và xuất khẩu trên toàn thế giới.
Hàn Quốc hiện nay đang là quốc gia nuôi trồng cá bơn vàng nhiều nhất. Địa điểm được chọn nuôi cá là đảo Jeju – nơi có nguồn nước không bị ô nhiễm và nhiệt độ môi trường nước thích hợp với cá. Cá bơn có hàm lượng dinh dưỡng cao, và hương vị thịt vô cùng thơm ngon. Vì thế loại cá này được nhiều người yêu thích.
Cá bơn Olive
Cá bơn Olive là loại cá gần như giống cá bơn vàng. Chúng có điều kiện môi trường sống và hình dáng như nhau. Hiện nay cá bơn Olive đang được đầu tư phát triển. Đặc biệt là ở Hàn Quốc. Trong 10 năm gần đây Hàn Quốc đang là quốc gia áp dụng nhiều kĩ thuật khoa học công nghệ tiên tiến để nuôi trồng loài cá này.
Nhằm mang đến các lứa cá chất lượng và năng suất nhất. Do đó đến năm 2005 Hàn Quốc đã trở thành quốc gia nuôi trồng cá bơn Olive hàng đầu thế giới. Cá bơn Olive ở Hàn Quốc đang là loại cá bơn được nhập khẩu về Việt Nam nhiều nhất. Với số lượng lên đến hàng tấn cá mỗi tháng với giá thành không hề rẻ.
Cá bơn Hirame Nhật
Ngoài Hàn Quốc, thì Nhật Bản cũng là quốc gia đánh bắt cá bơn với trữ lượng lớn. Tuy nhiên cá bơn Nhật lại không được nhập khẩu về Việt Nam phổ biến như cá bơn Hàn Quốc. Ở Nhật, thời gian đánh bắt cá bơn Hirame kéo dài từ tháng 1 đến tháng 4. Nơi được đánh bắt nhiều nhất là Hokkaido.
Bên cạnh đó, còn rất nhiều loại cá bơn khác đa dạng tại Nhật Bản được đánh bắt. Tuy nhiên không phải loại nào cũng có thể mang đi xuất khẩu. Giá thành của loại cá bơn Hirame Nhật Bản cũng tương đối cao ở thị trường thủy sản Việt Nam. Nhưng lại không quá nhiều cửa hàng nhập loại cá này về.
Cá bơn Nauy
Cá bơn Nauy hay còn được gọi là cá bơn đen. Đây là loại cá thường sống ở các vùng biển lạnh, nước sâu và ngoài khơi. Chúng phân bố từ Bắc Cực đến Bắc Đại Tây Dương. Tuy nhiên cá bơn Nauy thường được đánh bắt tại Greenland và Canada.
Loại cá này được đánh bắt bằng lưới. Sau khi được đưa lên thuyền cá bơn sẽ bị mang đi cấp đông ngay lập tức để giữ được hương vị và giá trị dinh dưỡng nhiều nhất có thể. Đây là giống cá có giá trị kinh tế tiềm năng. Ngoài thịt cá có giá trị xuất nhập khẩu. Thì nghề đánh bắt cá bơn Nauy cũng là một nghề quan trọng đối với những người sống gần biển.
Xem thêm: Cá Bơn NaUy | Thông Tin Chi Tiết, Đặc Điểm và Giá Trị Dinh Dưỡng
Cá bơn Newzealand
Cá bơn Newzealand cũng thuộc họ nhà cá thân dẹt. Loại cá này không khác cá bơn Nauy là mấy. Chúng đều sống ở các khu vực nước lạnh thuộc khí hậu ôn đới. Với độ sâu mấy trăm mét đổ xuống. Loại cá bơn này được đánh bắt tại Newzealand và nhập khẩu về Việt Nam trong trạng trái đông lạnh.
Quá trình nhập khẩu cá bơn về Việt Nam
Khi cá nhập khẩu sẽ được chia làm hai loại. Đó là cá tươi sống hoặc cá đông lạnh. Việc nhập khẩu gồm 4 bước. Mỗi bước đều được kiểm duyệt rất nghiêm ngặt. Trong đó vấn đề chuẩn bị các giấy tờ, chứng nhận và cấp phép là cần thiết và diễn ra lâu nhất.
Bước 1: Đăng ký giấy phép nhập khẩu của tổng cục thủy sản
Các giấy tờ, hồ sơ cần chuẩn bị ở bước này bao gồm: Đơn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ, bảng thuyết minh đặc tính sinh học của cá bơn xin được nhập khẩu.
Ngoài ra khi xin nhập khẩu còn cần tên thương mại, tên khoa học, các thông tin về cá bao gồm cả về hình ảnh. Cuối cùng là kế hoạc kiểm tra, giám sát hải sản từ lức nhập khẩu, bảo quản tới khi tiêu thụ.
Bước 2: Đăng ký kiểm dịch thủy sản tươi sống từ cục thú y
Trong bước này, cục thú ý sẽ điều động nhận viên tới kiểm tra nơi bảo quản hải sản mà được gọi là hồ chứa. Trước khi có công công chấp nhận kiểm dịch thủy hải sản. Tuy nhiên để làm được điều đó, chúng ta cần một số giấy tờ làm thủ tục.
Như đơn đề nghị cấp giấp phép nhập khẩu. Giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản từ nước xuất khẩu qua Việt Nam. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Đăng ký kiểm dịch thủy hải sản ở cửa khẩu
Tùy mỗi doanh nghiệp nhập khẩu mà sẽ chọn các phương thức vận chuyển thủy sản phù hợp như bằng tàu thuyền hoặc máy bay. Khi hàng chuẩn bị về tới cửa khẩu, các doanh nghiệp sẽ phải đăng ký kiểm dịch với cá quan thú ý địa phương.
Lúc này doanh nghiệp sẽ phải chuẩn bị 3 loại giấy tờ. Là đơn đăng ký kiểm dịch thủy sản nhập nhập, giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản từ quốc gia xuất khẩu. Và công văn chấp nhận kiểm dịch thủy sản của cục thú ý.
Bước 4: Làm thủ tục hải quan và kiểm dịch thủy sản từ cửa khẩu
Đây là bước cuối cùng trong quy trình nhấp khẩu. Khi nhận được thông báo hàng về, thì các doanh nghiệp tiến hành làm thủ tục hải quan và công văn xin giải tỏa hàng chờ kết quả kiểm dịch. Lúc này, cơ quan kiểm dịch sẽ kiểm tra toàn bộ thông tin hàng được khai báo.
Nếu tất cả không có sự sai sót nào thì sẽ được cập giấy chứng nhận đi đường để mang thủy sản về kho bảo quản. Cuối cùng cơ quan thú ý sẽ kiểm tra thêm một lần nữa để xem chất lượng sản phẩm có bị dịch bệnh hoặc kém chất lượng không. Nếu không, thì sẽ được cấp giấy chúng nhận để mang ra thị trường tiêu thụ.
Cá bơn nhập khẩu giá bao nhiêu
Giá cá bơn nhập khẩu phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Từ mùa đánh bắt, giá nhập khẩu, các chi phi nhập khẩu,… và giá bán tại các cửa hàng ở Việt Nam. Do vậy, cá bơn nhập khẩu có mức giá khá đa dạng và thường xuyên biến động. Mỗi loại cá được nhập ở mỗi quốc gia khác nhau sẽ có mức giá không giống nhau.
- Giá cá bơn vàng Hàn Quốc nhập khẩu nguyên con tươi sống khối lượng từ 1kg đến 3kg giá dao động là 1.200.00 – 1.800.000đ/kg
- Giá cá bơn Olive Hàn Quốc nhập khẩu nguyên con tươi sống khối lượng dao động từ 1kg đến 3kg giá đao động là 850.000 – 1.100.000đ/kg
- Giá cá bơn Hirime Nhật Bản tươi sống nhập khẩu nguyên con giá dao động từ 1.200.000 – 1.300.000đ/kg
- Giá cá bơn Hàn Quốc đông lạnh (phi lê/ nguyên con) giá dao động từ 450.000 – 650.000đ/kg
- Giá cá bơn Nauy đông lạnh phi lê đóng túi hút chân không giá 450.000 – 700.000đ/kg
Các món ăn được chế biến từ cá bơn nhập khẩu
Mỗi loại cá bơn sẽ có hương vị khác nhau. Nhưng nhìn chung, chúng rất giàu dinh dưỡng, cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt cá bơn có rất nhiều cách nấu. Vì thế, mỗi món ăn bạn sẽ có cơ hội được thưởng thức các hương vị vô cùng hấp dẫn, cuốn hút.
1. Cá bơn hầm trong nước dùng
Đây là một món ăn có nguồn gốc tại Nhật Bản. Tên tiếng Nhật đầy đủ là “Karei no Nitsuke”. Để chế biến món này bạn cần chuẩn bị một vài nguyên liệu sau. Đầu tiên là không thể thiếu cá bơn, tiếp đó là rượu sake, rễ cây ngưng bàng, lá cây hạt tiêu Nhật bản, lá non của cây hạt tiêu Sansho, gừng tươi, rượu Mirin, xì dầu và các loại gia vị phổ biến.
Các nguyên liệu này bạn có thể tìm mua ở những siêu thị lớn hoặc các cửa hàng bán thực phẩm Nhật Bản. Món ăn này có cách làm khá cầu kỳ và phải trải qua nhiều công đoạn. Từ khi bắt đầu sơ chế cá, đến làm nước dùng và hầm cá bơn. Tuy nhiên hương vị cá bơn hầm nước dùng rất độc đáo, hấp dẫn.
2. Sashimi cá bơn
Cho dù bạn là người không yêu thích các món hải sản sống hoặc là tín đồ hải sản. Thì chắc hẳn đều đã nghe tới sashimi. Ngoài các loại cá ngừ, cá hồi, cá kiếm, cá chích,…Thì cá bơn cũng được người Nhật và người Hàn yêu thích làm sashimi.
Sashimi cá bơn có màu trắng và có chút hồng nhẹ. Thịt cá tươi sống rất chắc, không hề bị bở. Thịt có vị ngọt thanh, càng ăn càng thấy béo. Nhưng không bị ngấy cho dù ăn nhiều. Ngoài ra, còn có vị tươi mát, mềm trơn không bị khô thịt hoặc tanh. Nếu bạn là tín đồ sashimi thì chắc hẳn không nên bỏ lỡ món này.
3. Sushi cá bơn
Sushi cá bơn cũng được chế biến khá giống với sashimi. Tuy nhiên sushi sẽ còn cần phần cơm ăn kèm. Cơm để chế biến món này được chọn với giấm và một số gia vị khác. Khiến phần cơm trắng có vị ngọt ngọt, chua nhẹ. Thịt cá bơn khi được thái thành lát mỏng sẽ phủ lên miếng cơm được nặn thành hình.
Bạn có thể chấm sushi với nước tương ăn kèm chút mù tạt. Hoặc các loại sốt mình yêu thích. Bên cạnh đó, sushi khi ăn cùng chút rong biển khô cũng rất dậy mùi và đậm vị. Sự kết hợp hoàn hảo giữa thịt cá trắng ngọt tự nhiên cùng cơm trộn có vị chua ngọt. Đảm bảo sẽ khiến bạn bị ấn tượng ngay miếng đầu tiên.
4. Lẩu Yosenabe
Lẩu Yosenabe chắc hẳn là món ăn chưa được nhiều người biết đơn. Đây là món ăn của Nhật Bản gồm rất nhiều loại nguyên liệu khác nhau được nấu cùng một nồi mà hương vị vẫn rất hài hòa. Các nguyên liệu thường thấy trong món lẩu này là thịt gà, tôm tươi, các loại hải sản, rau, đậu nấm,…
Trong đó có cả cá bơn được phi lê và thái thành từng miếng vừa ăn và được nấu chung. Khi ăn lẩu này mọi người thường chấm thịt với nước tương hoặc miso để tăng hương vị cho món ăn. Ngoài ra bạn còn có thể ăn lẩu này kèm mì udon. Nước lẩu ngọt thanh, nóng hổi cùng thịt cá chắc nịch nhất định sẽ khiến bạn mê mẩn.
5. Salad cá bơn
Món salad cá bơn có giá trị dinh dưỡng rất cao. Món ăn không chỉ chứa nhiều protein mà còn cả chất xơ, vitamin và khoáng chất. Nếu bạn đã chán salad cá ngừ, salad cá hồi thì hãy thử ngay qua salad cá bơn nhé. Các chế biến của món salad này gần như giống nhau và không quá khó để thực hiện.
Một số nguyên liệu bạn cần chuẩn bị để chế biến món ăn thơm ngon nhất là khoai tây, rau bina non, giấm, dầu oliu, hành tím, thìa là, đậu hà lan,… và các loại rau củ bản thân yêu thích. Có lưu ý nhỏ là khi làm salad cá bơn để phần thịt cá hấp dẫn đậm đà hơn. Bạn hãy chiên thịt cá với bơ lạt nhé.
6. Cá bơn kho
Cá bơn kho có tên trong tiếng Nhật là Nitsuke . Nếu bạn kho cá theo kiểu Nhật Bản thì khá đơn giản. Nguyên liệu chuẩn bị cũng không quá phức tạp. Chỉ cần lườn cá bơn, hoặc nguyên con đều được. Bên cạnh đó cần thêm nước lọc, đường, xì dầu là có thể bắt đầu chế biến món ăn.
Thời gian kho cá cũng khá nhanh. Mà không có quá nhiều công đoạn. Vì thế, nếu bạn muốn thử chế biến cá bơn mà chưa biết làm món gì. Thì hãy làm ngay món cá bơn kho này nhé. Với hương vị thơm ngon, đậm đà, cách làm siêu đơn giản đảm bảo sẽ không khiến bạn thất vọng.
Ngoài thị trường cá bơn nhập khẩu thì cá bơn Việt Nam (hay còn gọi là cá lưỡi trâu) cũng có hương vị rất thơm ngon độc đáo mà giá cả lại rất phải chăng. Vì thế, bạn hãy lựa chọn loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu cá nhân nhé. Hy vọng bài viết trên có thể cung cấp các thông tin bạn đang cần tìm hiểu.
Nguồn:
Công thức Karei no Nitsuke (Cá bơn mắt phải mềm và ngon hầm trong nước dùng)
https://www.vietnamtrades.com/vietnam-import-data/flounder.html
https://eximtradedata.com/search/country-vietnam/type-import/product-frozen-flounder-flounder
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!