Cá Nhám | Địa Chỉ Mua Hàng Tại Hà Nội

Mã SP: ca-nham
Giá: 870,000 đ / 1kg
Tình trạng: còn hàng

Cá nhám có nhiều tên gọi khác nhau, có thể kể đến những cái tên như: cá mập con, cá mập sữa, cá mập cáo hay cá chèo bẻo. Cá nhám mang đến vô vàn những nguồn lơi, chất dinh dưỡng khiến cho cơ thể phát triển lành mạnh hơn. Đó là lý do các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích bạn nên ăn nhiều cá. Việc bổ sung thêm các chất này trong thịt cá sẽ khiến bạn có được sức khỏe tốt hơn trong các hoạt động thường ngày.

hoặc
Để lại số điện thoại để được tư vấn
  • Hàng chính hãng 100%
  • Uy tín chất lượng
  • Hỗ trợ liên tục trong quá trình sd
  • Chính sách đổi trả hàng rõ ràng
  • Giao hàng trên toàn quốc
  • Thanh toán tại nhà hoặc qua thẻ
  • Quà tặng và khuyến mãi

Thông tin sản phẩm

Cá nhám cũng là một loại hải sản thơm ngon, nhiều chất dinh dưỡng được nhiều người ưa chuộng. Nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn thông tin về loại cá này, trong bài viết này, Haisan.online sẽ giới  thiệu từ A – Z về cá nhám cũng như các loại cá khác có nét tương đồng để bạn có thể phân biệt được chúng. 

Cá nhám
Cá nhám là loại hải sản mang đến nhiều nguồn lợi, chất dinh dưỡng cho con người (nguồn ảnh: thegioihaisan.vn)

Thông tin chung về cá nhám

1. Cá nhám là cá gì?

Cá nhám có nhiều tên gọi khác nhau, có thể kể đến những cái tên như: cá mập con, cá mập sữa, cá mập cáo hay cá chèo bẻo…Trong khoa học tên của nó là Squalus brevirostris Tanaka – Heterodontus zebra Gray. Ngoài ra chúng còn có tên gọi phổ biến nhất cho cá nhám là cá mập sữa. (nguồn: vi.wikipedia.org)

Cá nhám
Cá nhám có nhiều tên gọi khác nhau mà bạn nên biết (nguồn ảnh: dienmayxanh.com)

Loài cá này được phân bố rộng rãi, nhưng thường sinh sống chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trải đai suốt dọc bờ biển từ Ấn Độ Dương đến Thái Bình Dương và rải rác một số ít tại các khu vực Nam Phi, Biển Đỏ, và biển Ả Rập. Chúng thường sống ở xa bờ biển nên việc bắt gặp loại cá này không dễ.

Cá nhám
Cá nhám dễ dàng có thể nhận dạng nhờ những đặc điểm nổi bật (nguồn ảnh: haisanhaichau.vn)

Xét về đặc điểm nhận dạng, cá nhám có cơ thể dạng hình thoi, phình to ở phần đầu và kích thước giảm dần ở hai phần thân hay đuôi. Toàn thân của cá nhám có màu nâu đen, phần bụng màu trắng nhạt, viền vây cũng cùng màu với toàn thân. Bên cạnh đó, khắp cơ thể cũng được bao phủ một lớp răng cưa nhỏ, không sần sùi mà mịn.

2. Cá nhám có phải là cá mập không?

Tuy có tên gọi là cá mập con hay cá mập sữa nhưng cá nhám không phải là cá mập. Hai loại cá này có họ hàng xa cùng thuộc lớp sụn nhưng về mặt đặc điểm hay công dụng thì hoàn toàn khác nhau và rất dễ để có thể nhận dạng được chúng. Bạn có thể phân biệt được chúng qua những đặc điểm nổi bật sau đây.

Cá nhám
Cá nhám tuy có tên gọi là cá mập con nhưng không phải là cá mập (nguồn ảnh: onggiau.vn)

Trước tiên, về kích thước: cá nhám là loại có kích thước nhỏ hơn, chỉ giao động khoảng 3,3 m và 88,4 kg. Đây là con số trung bình được ước tính bởi các chuyên gia. Còn với cá mập, sẽ có kích thước lớn hơn, với những con trưởng thành, chiều dài thông thường sẽ từ 4 đến 5.2 m và có khối lượng từ khoảng 680 đến 1 kg.

Tiếp đến, căn cứ vào màu sắc của cá cũng là một yếu tố đang để xem xét. Đối với cá nhám, thân cá có màu nâu đen, bụng cá màu trắng nhạt. Một số loài cá nhám còn có đốm chấm hay phần sọc trên lưng. Đối ngược lại, loài cá mập sẽ có màu trắng, lưng chúng thông thường sẽ là màu xanh hoặc màu trắng.

Cá nhám
Màu sắc cũng là một trong số những điểm đáng chú ý để phân biệt loại cá (nguồn ảnh: canghaisan.com)

Bên cạnh đó, kích thước phần miệng cũng là điểm khác biệt lớn. Với cá nhám, miệng chúng khá nhỏ và có râu ở hàm trên. Còn với cá mập, chúng có khuôn miệng lớn hơn, răng cửa hình tam giác to và dài, thêm nữa là các hàng răng cưa phía sau răng chính.

Nếu muốn chắc chắn hơn nữa, bạn hoàn toàn cũng có thể căn cứ vào phần đuôi của các loại cá để biết được cái tên và giống loài chính xác của nó là gì. Cá nhóm có cơ thể hình thoi nên phần đuôi thon dài. Trong khi đó, cá mập có cơ thể cân đối hơn, kế cả phần đầu hay đuôi, và hai vây mang bên cạnh có tỉ lệ đều nhau.

Cá nhám
Các đặc điểm giúp phân biệt cá nhám và cá mập mà nên nắm rõ (nguồn ảnh: thegioihaisan.vn)

Dựa vào những đặc điểm bên ngoài, ta có thể nhận ra được những sự khác biệt giữa chúng về mặt cơ thể. Vậy nên, nếu bạn đang thắc mắc về 2 loại cá này với tên gọi giống nhau, thì chắc chắn bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc đó của bạn.

Công dụng của cá nhám

Cá nhám có vô vàn những công dụng, các chất dinh dưỡng mà có thể bạn chưa biết. Vậy thì, những thông tin dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về loại cá này, các chức năng của nó với sự phát triển ở người.

Cá nhám
Các công dụng vô cùng hữu ích của cá nhám đối với sức khỏe người (nguồn ảnh: khoahoc.tv)

1. Công năng của cá nhám

Theo như nghiên cứu của các chuyên gia đông ý, cá nhám không gây ra độc tố đối với sức khỏe con người. Chúng có tính bình, tác dụng bồi dưỡng cơ thể và tăng cường sức đề kháng. Khi ăn loại cá này ta sẽ cảm nhận được độ ngọt và chắc từ thịt.

Cá nhám
Cá nhám không chứa các yếu tố độc hại, thay vào đó, chúng có tác động tích cực (nguồn ảnh: vnexpress.net)

Đặc biệt với gan cá nhám, thường sẽ có vị đắng. Ăn gan cá có tác dụng chống lại các căn bệnh về gan, thậm chí cả lao, phổi….Tóm lại, tính năng, công năng nổi bật nhất ở loại cá này chính là cá có vị, ngọt, măn, ích khí.

2. Cá nhám có thể sử dụng làm dược liệu

Đối với những người bị các căn bệnh về quáng gà, đái đường,… bạn nên áp dụng công thức sau để tự chế biến thành thuốc uống tại nhà, tránh các căn bệnh nêu trên. Cho thịt cá nhám đã phơi khô khoảng 250g cùng với râu ngô 25 g, nấu tất cả chúng cùng nhau cho đến khi chín nhừ.

Cá nhám
Cá nhám có thể chế biến thành nhiều các loại thuốc chữa bệnh (nguồn ảnh: haisan.vn)

Khi ăn cần ăn cả cái lẫn nước, phần râu ngô có thể bỏ ra. Như vậy sẽ giúp cơ thể hình thành sức để kháng, loại bỏ đi những độc tố và giảm bớt được phần nào những căn bệnh trên có thể tiến triển. Bên cạnh đó, cũng có thể thay đổi gan cá nấu cùng dâu ngô non hoặc lá bìm bìm nin, đun sối khoảng 20 phút để uống chữa bệnh quáng gà.

Cá nhám
Bạn nên tham khảo những công thức này để có thể sử dụng loại cá này đúng mục đích (nguồn ảnh: cungcaphaisantuoisong.com)

Hơn thế nữa, cá nhám cúng được chế biến thành dầu cá để có tác dụng sử dụng luôn khi sưng, đau hay ngứa phần ngón tay. Bạn cũng có thể dùng các loại dầu này để bồi bổ cho cơ thể như thêm vào các món ăn tra nấu.

3. Cá nhám có tác dụng chữa các bệnh ung thư

Thịt cá nhám có chứa chất chondroitin sulfat, chất này giúp ức chế lại angiogenesis trong cơ thể. Hay nói cách khác, nó giúp làm cho các khối u trong cơ thể không có khả năng phát triển nhanh và mất đi dần dần. Đồng thời, nó cũng chống lại các độc tố phát sinh đi vào trong, vậy nên các bệnh ung thư cũng được giảm bớt khi nạp đủ lượng chondroitin sulfat có trong cá.

Cá nhám
Cá nhám có tác dụng chưa các bệnh ung thư (nguồn ảnh: thegioihaisan.vn)

4. Cá nhám giúp sáng mắt, phòng chống các bệnh về mắt

Hơn thế nữa, cá nhám cũng có tác dụng giúp sáng mắt hay phòng chống các căn bệnh về mắt. Vẫn là chất chondroitin sulfat từ thịt cá tiết ra độ nhớt nhất định để đi vào trong nội giác mạc, cung cấp các chất khiến cho mắt không bị khô.

Cá nhám
Sáng mắt và phòng chống các bệnh về mắt cũng là một trong những công dụng của loài cá này (nguồn ảnh: cookpad.com)

Bên cạnh đó, nó còn giúp duy trì độ trong suốt tinh thể mắt, và giác mạc, tăng cường tính đàn hồi của thấu kính và thể mi mắt. Điều này sẽ giảm bớt được các vấn đề đau mắt, mỏi mắt, đặc biệt là với những người tiếp xúc nhiều với máy tính, điện thoại hay làm việc trong môi trường không đủ ánh sáng.

Cá nhám
Rất nhiều các chất dinh dưỡng khác nữa trong thịt cá bạn có thể tìm hiểu thêm (nguồn ảnh: canghaisan.com)

Cá nhám giá bao nhiêu?

Khi mua cá nhám đá, chắc chắn khách hàng sẽ quan tâm đến giá cả thị trường của loại cá này. Hiện nay, giá của chúng giao động trung bình trong khoảng mức sau. Mức giá này vẫn có thể thay đổi do tình hình thị trường hoặc các yếu tố ngoại cảnh khác.

  • Giá nguyên con: 290.000đ – 870.000đ/con (nguồn: haisanonggiau.com)
  • Cá được làm sẵn: 250.000đ/1kg (nguồn: haisanonggiau.com)

Các loại cá nhám

Cá nhám có nhiều loại, đa dạng về giống loài. Mỗi loại lại có những đặc điểm, tập tính, cách chế biến và giá trị dinh dưỡng khác nhau. Đừng bở lỡ mà hãy theo dõi đến cùng để hiểu rõ hơn về đặc tính cơ bản của chúng.

Cá nhám
Một số loại cá nhám phổ biến hiện nay (nguồn ảnh: thegioihaisan.vn)

1. Cá nhám búa

Cá nhám búa hay còn có tên khoa học là Sphyrnidae. Loài cá này thuộc bộ cá mập trắng và một số loài có nguy cơ tuyệt chủng trong những năm gần đây.

Đặc điểm cá nhám búa:

Cá nhám búa có 1 họ gồm đến hơn 10 loài khác nhau trên thế giới. Kích thước cơ thể chiều dài của chúng giao động từ khoảng 0,9 đên 6m và nặng từ 3 đến 580 kg tùy vào từng loài. Điểm tương đồng giữa chúng là cơ thể được phân đều, nhằm giúp dễ dàng khi di chuyên hay kiếm mồi.

"<yoastmark

Bên cạnh đó, đặc điểm nổi bật về mặt cấu trúc của loài cá này chính là phần mõm cá dẹp, mở rộng về hai bên khiến cảm giác giống như hình một chiếc búa. Hai mắt của chúng thường nằm ở hai đầu “chiếc búa”, tức trên phần miệng cá. Cấu tạo như thế khiến cho nó quan sát môi trường xung quanh, các sinh vật dễ dàng hơn.

Hơn thế nữa, với chiếc búa đặc biệt trên đầu, cũng giúp chúng cảm nhận được mọi thứ đang diễn ra, vận động dễ dàng hoặc săn mồi nhanh chóng hơn. Loài cá này thường được mệnh danh là sát thủ của đại dương. Chính vì thế nên khả năng nắm bắt và đuổi theo con mồi của nó vô cùng nhanh chóng, chỉ diễn ra trong vòng vài giây.

Cá nhám búa sống ở đâu?

Cá nhám búa thường phân bố và sống ở những nơi có vùng biển ấm ở thềm lục địa hay dọc theo các bờ biển. Nếu bạn là người dân sống ở gần vùng biển Malpelo của Colombia, Costa Rica, đảo Hawaii hay đảo phía Nam và Đông của Châu Phi thì việc bắt gặp những loài cá này khá dễ dàng.

"<yoastmark

2. Cá nhám phơi nắng

Cá nhám phơi năng cũng thuộc cùng họ với cá nhám, nhưng đặc điểm của chúng có phần khác nhau. Loại cá này có tên gọi khoa học là Cetorhinus maximus. Đây là loại cá lớn thứ hai vẫn còn tồn tại sau loại cá mập voi. Lý do chúng còn tồn tại là do chúng thường xuyên di cư đến bất kì đâu để tìm được môi trường phát triển tốt nhất. Vậy nên, vùng biển nào trên thế giới cũng có thể bắt gặp loại cá này.

"<yoastmark

Cá nhám phơi nắng chuyển động chậm, không bơi quá nhanh. Điều này khiến chúng thích nghi với quá trình sinh học, giải phẫu lượng thức ăn, chọn lọc kĩ càng trong cơ thể. Vì vậy, cấu tạo cơ thể chúng có phần miệng mở rộng sang hai bên và mang ngực phát triển. Có thể thấy đặc điểm sinh học cá tác động đến cấu tạo vật lý ở những loại sinh vậy như loài cá này là một vi dụ.

Tiếp nữa, cá nhám phơi nắng còn có đặc điểm nhận dạng là phần răng rất nhỏ, nhiều, số lượng có thể lên tới hơn trăm hàng. Quan sát kĩ ta sẽ thấy răng chúng có một đỉnh hình nón duy nhất, được uốn cong về phía sau và đều nhau ở tất cả các hàm.

Cấu tạo này cũng giúp chúng dễ dàng có thể nhai, nghiền và lọc thức ăn trong khoang miệng. Đồng thời, phòng tránh lại những đối thủ có nguy cơ nhăm nhe, làm hại chúng.

"<yoastmark

Hơn nữa, loại cá này được xem là có giá trị thương mại quan trọng, bởi thịt cá của chúng chắc, có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, do quá trình khai thác quá mức tại nhiều vùng khiến cho chúng cũng không còn xuất hiện nhiều như trước đây, dần trở nên khan hiếm hơn.

3. Cá nhám hoa

Cá nhám hoa được biết đến là loài cá dữ, chuyên sống ở những vùng nước mặn. Loại cá này thường có phần thịt nhiều, không có xương, thịt cá chắc nịch, chủ yếu xương thay thế bằng các mô sụn. Màu sắc của cá này cũng có màu chủ đạo là nâu đen, nhưng trên lưng có xuất hiện nhiều vết đen lốm đốm, do đó chúng có tên gọi là cá nhám hoa.

"<yoastmark

Ngoài tên gọi này, các nhà đông y còn thường hay gọi chúng là cá Sa Ngư. Hiện nay, giá bán trên thị trường của chúng khoảng 320.000đ với con từ 1 đến 3 kg. Tuy nhiên, khi mua cá nhám hoa sống, nên cẩn thận bởi chúng chuyển động khá nhanh và khá dữ, có thể gây nên thương tích.

4. Cá nhám cưa

Cá nhám cưa cũng nằm trong danh sách các từ khóa về cá nhám được tìm kiếm nhiều từ khách hàng. Loại cá này gây thắc mắc về hình dáng cũng như công dụng của chúng. Vậy nên, hãy cùng điểm qua một số thông tin cơ bản về loại cá này đẻ trang bị hiểu biết nền tảng nhất về các loại cá biển. Cụ thể, cá nhám cưa có tên gọi khoa học là Pristiophoriformes.

"<yoastmark

Xét về cấu tạo, loại cá này có phần mõm dài giống như lưỡi dao, hai bên rìa là những chiếc răng nhỏ trông sẽ giống như một lưỡi cưa sắc bén, có công dụng để cắt, xẻ, nghiền nát con mồi.

Phần râu cá sẽ mọc đều ở hai bên mép miệng. Chúng có hai vây lưng căn đều ở giữa cơ thể. Phần răng khi thở ta sẽ nhìn thấy có nhiều hàm và những chiếc răng lớn, nhỏ xen kẽ nhau, không đều thẳng tắp như các loài khác.

Bên cạnh đó, loài cá này còn có thể dài đến 170 cm và có những con cũng có độ dài và cân nặng bé hơn thế. Chúng thường sống ở Nam Phi, Australia hay các vùng biển Nam Phi với độ sâu mực nước biển khoảng 40 mét. Càng sâu xuống dưới, loại cá này càng có thể phát triển được tốt nhất ở môi trường sống này.

"<yoastmark

Hơn thế nữa với phần miệng hình răng cưa sắc bén, chúng có thể bắt mồi, tóm gọn con mồi một cách nhanh chóng hơn. Kĩ năng bắt mồi của loài này rất nhanh nhạy, bởi chúng sử dụng toàn bộ các kĩ năng sinh tồn của mình để có thể kiếm ăn. Hoặc trong những trường hợp khẩn cấp, phải chiến đấu với đối thủ, chúng cũng dùng những yếu tố có sẵn này để chống lại kẻ thù.

"<yoastmark

Loài cá đầu thường có kích thước lớn hơn nhiều, chúng không có râu và phần răng của chúng thưa thớt hơn, không xếp xen kẽ liền nhau như cá nhám cưa. Đồng thời, các khe mang ở mặt dưới, không phải hai bên đầu. Vậy nên, cần quan sát kĩ để phân biệt hai loại cá này với nhau.

5. Cá nhám dẹt

Cá nhám dẹt cũng là một trong số các loại cá nhám mang lại nhiều chất dinh dưỡng cho con người. Loại cá này có tên gọi tiếng anh là angelshark, dịch ra là cá mập thiên thần, nhiều người cũng quen với tên gọi này do căn cứ vào phần vây ngực lớn xèo rộng được ví như đôi cánh của thiên thần.

"<yoastmark

Cá nhám dẹt có cấu tạo phần phía trước rộng, phẳng nhưng phần thân sau vẫn thon nhỏ lại, mang hình dáng điển hình của loài cá nhám. Mắt và hai lỗ thở của cá nằm ở trên đầu để thuận tiện sinh sống, di chuyển.

Phần vây ngực lớn, có hướng theo chiều ngang của cơ thể. Chúng có thêm hai vây lưng, không có vây hậu môn, phần thùy dưới dài hơn phần thùy trên. Đây là đặc điểm khác biệt của loài này so với các loài khác.

"<yoastmark

Kích thước của cá nhám dẹt giao động  từ 1,5 m đến 2 m. Phần răng của cá sáng bóng tựa kim loại, hàm cá hở rộng để có thể bắt mồi nhanh chóng. Đây cũng là đặc điểm sinh học của riêng loại cá này. Nơi trú ngụ của chúng ở các vùng biển ôn đới hay nhiệt đới cạn. Chúng sống ở đáy biển, với độ sâu lên đến khoảng 1300m.

Như vậy, bài biết này đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản nhất về loài cá nhám. Hy vọng, những thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Và đừng quên đọc các bài viết khác của Haisan.online để biết thêm thông tin nhé!

Nguồn tham khảo: 

  • Điện máy xanh. (2021). Cá nhám là cá gì, có phải là cá mập không? Cá nhám bao nhiêu 1kg? [online] dienmayxanh.com. Có tại: https://www.dienmayxanh.com/vao-bep/ca-nham-la-ca-gi-co-phai-la-ca-map-khong-ca-nham-bao-nhieu-10969 [Truy cập ngày 2/12/2022]
  • Bách hóa xanh. (2021). Cá nhám đuôi dài là cá gì? Cá nhám có phải là cá mập không?. [online] bachhoaxanh.com. Có tại: https://www.bachhoaxanh.com/kinh-nghiem-hay/ca-nham-duoi-dai-la-ca-gi-ca-nham-co-phai-la-ca-map-khong-1420981 [Truy cập ngày 2/12/2022]
  • Wikipedia. (2020). Cá nhám đuôi dài. [online] vi.wikipedia.org. Có tại: https://vi.wikipedia.org/wiki/Cá_nhám_đuôi_dài [Truy cập ngày 2/12/2022]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email